7 cu i hk ii s
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 7
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Lịch Sử
1. Trình bày diễn biến và kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427).
2. So sánh tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI
đến XVIII.
3. Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận
địa quyết chiến? ý nghĩa Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
4. Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền .
5. Đánh giá công lao của nhà Nguyễn cuối thế kỉ XVIII dến nửa đầu thế kỉ XIX .
6. Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn và nguyên nhân thắng lợi của phong
trào Tây Sơn.
7. Công lao của vua Quang Trung đối với dân tộc.
8. Tóm tắt các chính sách về chính tri, đối ngoại của nhà Nguyễn. Những chính sách
đối ngoại đã tác động đến tình hình đất nước như thế nào?
Câu 1. (3điểm) Trình bày diễn biến và kết quả trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng
10 – 1427).
*Diễn biến:
– Ngày 8 – 10 – 1427: Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở
ải Chi Lăng.
– Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang nhưng bị quân ta liên tiếp phục
kích ở Cần Trạm, phố Cát.
– Biết tin Liễu Thăng chết, Mộc Thạnh hoảng sợ vội rút quân về nước.
* Kết quả:
– Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.
– Cánh quân Mộc Thạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.
– Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
=> Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 2:So sánh tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài từ thế
kỉ XVI đến XVIII.
Đàng ngoài
* Không phát triển được:
– Do:Chúa Trịnh thiếu quan tâm,chiến tranh,mất mùa,đói kém,sự bóc lột của quan
lại.
-Hậu quả: Đời sống nhân dân khổ cực ,phiêu tán…
Đàng trong
*Nông nghiệp phát triển mạnh :
+Nhờ đất đai màu mỡ, ít thiên tai lũ lụt .
+Tổ chức khai hoang,cung cấp nông cụ, lương ăn.
+Lập thành làng ấp.
-Kết quả:
+Ruộng đất mở rộng,nhiều vùng đất mới hình thành.
+Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
Câu 3.(2 điểm) Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm – Xoài
Mút làm trận địa quyết chiến? Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài
Mút?
a. Vì sao
– Đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km rộng hơn 1km có chỗ gần
2km
– Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi cho việc
phục binh..
b. Ý nghĩa
– Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta.
– Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
Câu 4. Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền .
– Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập
quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa
phương. – Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
– Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức
tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
– Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành
trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Câu 5. Đánh giá công lao của nhà Nguyễn cuối thế kỉ XVIII dến nửa đầu thế kỉ XIX .
– Tích cực:
+ Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ
máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.
+ Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được
mở rộng.
+ Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.
– Hạn chế
+ Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
+ Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ để Pháp xâm lược Việt Nam.
+ Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.
Câu 6.Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn và nguyên nhân thắng lợi của
phong trào Tây Sơn.
* Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả
của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung
là anh hùng dân tộc vĩ đại.
* Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát
Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất
quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý
nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa
đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Câu 7. (2điểm) Em hãy cho biết công lao của vua Quang Trung đối với đất nước?
Công lao của vua Quang Trung đối với đất nước:
– Lãnh đạo nhân dân đánh đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn thống nhất đất
nước….
– Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc.
– Phục hồi kinh tế, ổn định xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng
và ngoại giao bảo vệ đất nước.
Câu 8. (3 điểm) Tóm tắt các chính sách về chính tri, đối ngoại của nhà Nguyễn. Những
chính sách đối ngoại đã tác đông đến tình hình đất nước như thế nào?
*Chính trị
– Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn …
– Các năm 1831 -1832 Nhà Nguyễn chia đất nước ra làm 30 Tỉnh và một Phủ trực
thuộc.Quân đội gồm nhiều binh chủng ..
* Đối ngoại
-Thần phục nhà Thanh.
– Khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.
* Tác động của chính sách đối ngoại
– Kìm hãm sự phát triển kinh tế .
– Nhà Nguyễn lệ thuộc nhà Thanh.
– Tạo điều kiện để nước Pháp xâm lược nước ta.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Gồm 02 trang)
II. Đáp án và thang điểm ( đề số 1)
Câu Câu
Nội dung
Điểm
hỏi
1
Trình bày diễn biến và kết quả trận Chi Lăng – Xương 3,0
điểm
Giang (tháng 10 – 1427).
1.
*Diễn biến:
– Ngày 8 – 10 – 1427: Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị
phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.
– Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang nhưng bị
quân ta liên tiếp phục kích ở Cần Trạm, phố Cát.
2đ
– Biết tin Liễu Thăng chết, Mộc Thạnh hoảng sợ vội rút quân
về nước.
* Kết quả:
– Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị
1đ
giết.
2
– Cánh quân Mộc Thạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.
– Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về
nước.
=> Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
Em hãy cho biết công lao của vua Quang Trung đối với đất 2,0 đ
nước?
2
Công lao của vua Quang Trung đối với đất nước:
– Lãnh đạo nhân dân đánh đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh,
Lê, Nguyễn thống nhất đất nước….
– Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân
tộc.
– Phục hồi kinh tế, ổn định xã hội, phát triển nền văn hóa dân
tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước.
1đ
1đ
Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm 2.0 đ
– Xoài Mút làm trận địa quyết chiến? Nêu ý nghĩa lịch sử
của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút?
3
1
a. Vì sao
1đ
– Đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km rộng
hơn 1km có chỗ gần 2km
– Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn, địa hình
thuận lợi cho việc phục binh..
2
1
4
2
b. Ý nghĩa
1 điểm
– Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc ta.
– Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân, thiên tài quân sự của
Nguyễn Huệ.
Tóm tắt các chính sách về chính tri, đối ngoại của nhà 3 điểm
Nguyễn. Những chính sách đối ngoại đã tác đông đến tình
hình đất nước như thế nào?
*Chính trị
– Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn …
– Các năm 1831 -1832 Nhà Nguyễn chia đất nước ra làm 30
0,5 đ
Tỉnh và một Phủ trực thuộc.Quân đội gồm nhiều binh chủng ..
* Đối ngoại
-Thần phục nhà Thanh.
– Khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.
0,5 đ
* Tác động của chính sách đối ngoại
– Kìm hãm sự phát triển kinh tế .
– Nhà Nguyễn lệ thuộc nhà Thanh.
– Tạo điều kiện để nước Pháp xâm lược nước ta.
2đ
…