B i t p qu n tr h c

Câu 1: Phân tích khái niệm quản trị
Khái niệm: Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả
bằng sự phối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong một môi trường luôn
thay đổi.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy được rõ bản chất của quản trị, cụ thể:
– Quản trị là hoạt động của một hay một số người nhằm phối hợp hoạt động của
những người khác để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Hoạt động quản trị sẽ
không diễn ra hay không được nhìn thấy nếu tổ chức chỉ có một người, không có
sự phối hợp hay tương tác với nhau.
– Sự phối hợp hoạt động của những người khác được thực hiện thông qua tiến trình
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. Và đó cũng
chính là các chức năng của quản trị.
– Hoạt động quản trị đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực vì các nguồn lực của tổ
chức là hữu hạn nên việc sử dụng phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Các nguồn lực
ở đây bao gồm cả nguồn lực vật chất và tinh thần, nguồn lực con người và nguồn
lực tài chính,…
– Hoạt động tài chính được tiến hành trong một môi trường luôn thay đổi nên cần
phải dự báo, nhận diện một cách chính xác, kịp thời những cơ hội và thách thức,
những thuận lợi và khó khăn, để có những quyết định, hành động quản trị thích
hợp với mỗi hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
Câu 2: Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề.
Quản trị là một khoa học
– Thứ nhất, thực tiễn quản trị ra đời từ rất lâu khi có đòi hỏi phải phối hợp và kết
hợp hoạt động của những con người trong một tổ chức. Qua thực tiễn, hoạt động
quản trị được trải nghiệm, đúc rút, tổng kết từ đó ra đời những tư tưởng, lý thuyết
về quản trị. Trong đó 5 quan điểm được chấp nhận và phát triển rộng rãi: Quản trị
quan liêu, quản trị khoa học, quản trị tổng quát, quan điểm hành vi,… Và một loạt
các công trình nghiên cứu và tiếp cận hệ thống, tiếp cận tình huống, quản trị chất
lượng,…
– Thứ hai, các lý thuyết quản trị là sự tổng hợp, khái quát hóa cao từ thực tiễn hoạt
động quản trị với sự kế thừa, phát triển các lý thuyết, kinh nghiệm đã có về quản
trị; lý thuyết và thực hành quản trị đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng các quy luật
kinh tế, xã hội và tâm lý để giải quyết các vấn đề của quản trị do đó nó có tính
khoa học.
– Thứ ba, lý thuyết quản trị sử dụng các thành tựu của các môn khoa học khác nhau
vào giải quyết các vấn đề của quản trị như: triết học, kinh tế học, luật học, toán
học,…
Những luận cứ trên đây cho thấy quản trị là một khoa học theo đúng nghĩa.
Quản trị là một nghệ thuật
Nói quản trị là một nghệ thuật bởi vì như đã chỉ ra thì quản trị là hoạt động làm
việc với và thông qua con người để đạt mục tiêu. Con người luôn có tâm tư, tình
cảm, tính cách và phẩm chất, tâm lý nhất định, ở trong các điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau con người có nhu cầu, động cơ, hành vi ứng xử có thể khác nhau do đó
nhà quản trị cần phải có hoạt động quản trị, ứng xử thích hợp với các trạng thái
tâm lý, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi người trong bối cảnh cụ thể. Thêm vào đó,
môi trường quản trị luôn thay đổi, những tác động của môi trường đến hoạt động
quản trị không giống nhau nên không thể áp dụng khoa học quản trị vào thực tiễn
một cách khuôn mẫu, cứng nhắc mà phải mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo để phù hợp
với mỗi con người, mỗi hoạt động gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có nghĩa là
phải có nghệ thuật quản trị.
Quản trị là một nghề
Từ những năm 50 của thế kỉ XX hoạt động quản trị tiến dần đến chuyên nghiệp,
một số người được đào tạo bài bản về quản trị và hoạt động của họ chuyên về quản
trị, từ đó quản trị trở thành một nghề và người ta có thể kiếm sống, phát triển từ
nghề này. Khi quản trị trở thành một nghề, con người tách ra khỏi các hoạt động
sản xuất trực tiếp để chuyên tâm vào hoạt động quản trị do đó hiệu quả của hoạt
động quản trị trong một tổ chức được nâng lên và qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức do sự chuyên môn hóa đó.
Câu 3: Bình luận ý kiến: “ Quản trị là hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của cả nhóm”. Lấy VD minh họa
– Những con người phụ thuộc lẫn nhau kết hợp nỗ lực cá nhân với nỗ lực của
người khác để đạt được thành công lớn nhất. – Stephen Covey. Thật vậy, thành
công lớn nhất không chỉ thể hiện ở bản thân bạn mà nó còn thể hiện ở cách mà bạn
phối hợp những con người lại với nhau. Đó cũng chính là một trong những bản
chất của quản trị. Có ý kiến cho rằng: “Quản trị là hoạt động thiết yếu bảo đảm
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của cả nhóm”. Theo tôi, ý
kiến này là đúng.
– Về thuật ngữ “quản trị” có rất nhiều ý kiến cũng như quan điểm khác nhau được
đưa ra nhưng đúc kết tất cả lại chúng ta có thể hiểu đơn giản “quản trị là hoạt động
nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối hợp các hoạt động của
những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn
lực của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi”. Còn “hoạt động thiết yếu” ở
đây chính là những hoạt động rất cần thiết và không thể thiếu . “Phối hợp” tức là
cùng hoạt động, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được những kết quả như mong muốn. Ý
kiến khẳng định tầm quan trọng của hoạt động quản trị, cũng như chức năng lãnh
đạo của quản trị.
– Để bình luận ý kiến trên tôi đưa ra hai luận điểm như sau: “Quản trị là hoạt động
thiết yếu”, “đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của
cả nhóm”. Một tổ chức muốn tồn tại và thành công thì không thể không có hoạt
động quản trị. Hoạt động quản trị chính là một phần bất di bất dịch trong cơ chế
hoạt động của tổ chức. Không có hoạt động quản trị tổ chức sẽ không thể tồn tại và
phát triển. Mặt khác, để có thể phối hợp được những cá nhân trong tổ chức thì
không thể thiếu hoạt động lãnh đạo bởi khi đã có mục tiêu, kế hoạch hành động, tổ
chức bộ máy thì không có nghĩa là mọi người, mọi bộ phận trong tổ chức sẽ hành
động một cách tự giác, nhiệt tình, phối hợp với nhau một cách hiệu quả mà để có
được điều đó nhà quản trị phải định hướng, khích lệ, động viên, thưởng
phạt,…thích đáng đối với cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Lãnh đạo có hiệu quả sẽ
giúp khơi dậy được các nguồn tiềm năng vô tận của mỗi cá nhân, tập thể, biến
chúng thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt tới mục tiêu.
– Đặt trong mối tương quan với thực tế thì ý kiến trên là hoàn toàn đúng, mang đến
cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động quản trị – mắt xích không thể thiếu trong cơ chế
hoạt động của tổ chức. Ngoài sự phối hợp, cần có nhiều yếu tố như sự tài tình, kiên
định của nhà quản trị, môi trường quản trị,…để công tác quản trị được thực sự hiệu
quả và hoàn thiện. Nếu đi ngược lại tinh thần ấy quản trị sẽ thất bại.
Ví dụ: Phòng Marketing của một công ty bán quần áo chuẩn bị cho sự kiện Black
Friday
Trưởng phòng: Nhận mục tiêu từ phòng kinh doanh và phân tích mục tiêu, theo dõi
việc thực hiện và báo cáo kết quả.
Chuyên viên thiết kế: Thiết kế trang phục, khẩu hiệu, băng rôn, banner,…. cho sự
kiện. Thiết kế hình ảnh cho các trang web, fanpage, bài đăng,…
Chuyên viên nội dung: Viết nội dung cho các bài đăng.
Chuyên viên chạy quảng cáo, fb, seo,…: Tiến hành đăng bài
Người trưởng phòng ở đây có vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ dừng lại ở
việc phân tích mục tiêu, theo dõi kinh doanh mà trưởng phòng còn là người chèo
lái, hướng dẫn nhân viên, điều phối công việc và phối hợp họ với nhau để cùng
hoàn thành sự kiện. Điều đó đòi hỏi người trưởng phòng ở đây ngoài những kĩ
năng chuyên môn ra còn cần phải có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm
tốt thì mới có thể điều hành tốt các công việc của phòng ban.
Câu 4: Bình luận ý kiến: “Quản trị là các hoạt động thể hiện quá trình tác động của
chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung
trong điều kiện biến động của môi trường”. Lấy VD minh họa.
Có ý kiến cho rằng: “Quản trị là các hoạt động thể hiện quá trình tác động của chủ
thể quản trị lên đối tượng quản trị trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung
trong điều kiện biến động của môi trường”. Theo em, ý kiến này là đúng.
Về khái niệm “quản trị” đã có rất nhiều ý kiến cũng như quan điểm khác nhau
được đưa ra nhưng hiểu một cách đơn giản thì “quản trị là hoạt động nhằm đạt
được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối hợp các hoạt động của những
người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực
của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi”. Còn “chủ thể quản trị” ở đây
chính là các nhân tố tạo ra tác động quản trị và là đối tượng quản trị trực tiếp. “Đối
tượng quản trị” chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị, có
thể là một tổ chức, một tập thể hoặc thiết bị, máy móc. Môi trường trong ý kiến
chính là môi trường quản trị. Môi trường quản trị ở đây bao gồm nhóm môi trường
bên ngoài và nhóm môi trường bên trong tổ chức. Môi trường bên ngoài được chia
làm hai nhóm yếu tố là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô hay còn gọi là môi
trường ngành. Môi trường vĩ mô bao gồm: yếu tố kinh tế vi mô, chính trị, luật
pháp, văn hóa xã hội, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, yếu tố tự nhiên,…Môi
trường ngành (môi trường đặc thù) lại bao gồm các yếu tố sau: khách hàng, nhà
cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan hữu quan. Môi trường bên trong tổ chức
sẽ bao gồm các yếu tố và điều kiện bên trong tổ chức như: nguồn tài chính, nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ
chức,…Có thể thấy ý kiến nhấn mạnh khái niệm quản trị, đề cao tầm quan trọng
của chức năng lãnh đạo cũng như những thách thức mà môi trường quản trị mang
lại.
Để bình luận về ý kiến trên em xin được phân tích ý kiến làm 2 vế như sau: “Quản
trị là các hoạt động thể hiện quá trình tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng
quản trị trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung” và “trong điều kiện biến
động của môi trường”. Đối với vế thứ nhất, ta có thể thấy hoạt động quản trị là một
hoạt động không thể thiếu trong tổ chức. Tổ chức muốn tồn tại và phát triển được
thì ắt phải có hoạt động quản trị. Hoạt động của những con người trong tổ chức đòi
hỏi phải có sự phối hợp và kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu, do đó phải có
hoạt động quản trị. Không chỉ vậy để thực hiện sự phối hợp và kết hợp đó không
thể thiếu người “nhạc trưởng” – chính là các nhà quản trị. Một trong những chức
năng quản trị mà một nhà quản trị phải có ở đây chính là chức năng lãnh đạo. Lãnh
đạo – mô tả sự tác động của nhà quản trị đến thuộc cấp của mình cũng như hướng
dẫn họ thực hiện nhiệm vụ. Bằng việc định hướng, động viên, khích lệ, thưởng
phạt và tạo môi trường làm việc tốt đối với thuộc cấp của mình mà nhà quản trị có
thể giúp các thuộc cấp của mình làm việc tốt hơn. “ Điều kiện môi trường luôn
biến động” – Các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức luôn vận
động, tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động quản
trị của một tổ chức. Tình hình suy thoái kinh tế dẫn đến sức mua giảm, sự thay đổi
của công nghệ kĩ thuật dẫn đến trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm mới có
chất lượng tốt, giá rẻ, một cán bộ giỏi, một nhân viên thạo việc bỗng nhiên xin đi
khỏi công ty mà chưa có người thay thế tương xứng, sự thay đổi giá cả các yếu tố
đầu vào,…tất cả chúng đều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị.
Kết hợp tất cả lại chúng ta có thể rút ra rằng: Trong môi trường quản trị đầy khắc
nghiệt và biến động, hoạt động quản trị là vô cùng cần thiết để giữ ổn định cho tổ
chức. Để có thể vượt qua sự biến động đó đòi hỏi nhà quản trị phải luôn thực hiện
tốt các chức năng quản trị. Hoạch định – nhà quản trị không chỉ xác định mục tiêu
của tổ chức mà còn đưa ra các dự báo về tương lai để có cách thức hoạt động phù
hợp trong điều kiện môi trường biến động. Những dự báo có thể sai lệch so với
thực tế do đó dự báo càng chính xác thì càng tạo thuận lợi cho việc triển khai các
hoạt động quản trị. Tổ chức – Nhà quản trị xác định các việc phải làm, phân công
cá nhân, bộ phận làm và phối hợp các cá nhân, bộ phận trong tổ chức lại với nhau.
Tổ chức phải tuân thủ là tạo môi trường thuận lợi, hài hòa cho các hoạt động của
cá nhân và bộ phận trong tổ chức. Hiển nhiên, 1 tập thể khi được tổ chức tốt sẽ có
sự đoàn kết, sự phối hợp ăn ý có thể chống đỡ được mọi biến động của môi trường.
Lãnh đạo – Một nhà quản trị khi đã có khả năng lãnh đạo tốt thì sẽ có khả năng dẫn
dắt thuộc cấp của mình vượt qua mọi khó khăn. Kiểm soát – Sau mọi biến động
nếu nhà quản trị có thể kiểm soát tốt những sai lệch còn tồn đọng thì công việc sẽ
được sữa chữa kịp thời và mang lại chất lượng tốt.
Ví dụ: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid hãng hàng không VietnamAirlines
đã làm gì để có thể vượt qua nó?
Trong điều kiện SXKD bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, HĐQT cùng với Ban Giám
đốc Tổng công ty đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ứng phó với
đại dịch, đảm bảo duy trì hoạt động như: điều chỉnh quy mô sản xuất theo thị
trường; triển khai các giải pháp về lao động, tiền lương phù hợp quy mô kinh
doanh; cắt giảm chi phí, triệt để tiết kiệm, đàm phán giãn, hoãn thanh toán, tái cơ
cấu các khoản nợ vay và tăng cường sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn. Đồng thời,
Vietnam Airlines đã tận dụng mọi cơ hội có thể để gia tăng doanh thu, mà trọng
điểm là tăng cường hoạt động vận chuyển hàng hóa, tăng chuyến chở công dân về
nước, chở khách chuyên gia. Có thời điểm, Vietnam Airlines đã đồng loạt mở thêm
hơn 20 đường bay nội địa dựa trên nguồn lực sẵn có và thị trường nội địa hồi phục
nhanh.
Đến năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn, nhưng Vietnam
Airlines vẫn giữ vững hoạt động khai thác, đảm bảo an toàn tuyệt đối, giảm thiểu
tối đa mức lỗ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc gia. Tổng lượng khách vận
chuyển đạt 14,13 triệu lượt và hàng hóa đạt 195,3 nghìn tấn, đều xấp xỉ kế hoạch
đề ra. Vietnam Airlines duy trì chỉ số đúng giờ (OTP) ở mức cao 90% và nằm
trong số những hãng có OTP cao nhất Việt Nam và trên thế giới.
Có thể thấy Ban Giám Đốc của VNA đã rất sáng suốt khi đưa ra các giải pháp giúp
hãng hàng không này vượt qua được đại dịch.

Calculate the price
Make an order in advance and get the best price
Pages (550 words)
$0.00
*Price with a welcome 15% discount applied.
Pro tip: If you want to save more money and pay the lowest price, you need to set a more extended deadline.
We know how difficult it is to be a student these days. That's why our prices are one of the most affordable on the market, and there are no hidden fees.

Instead, we offer bonuses, discounts, and free services to make your experience outstanding.
How it works
Receive a 100% original paper that will pass Turnitin from a top essay writing service
step 1
Upload your instructions
Fill out the order form and provide paper details. You can even attach screenshots or add additional instructions later. If something is not clear or missing, the writer will contact you for clarification.
Pro service tips
How to get the most out of your experience with StudyAcademia.com
One writer throughout the entire course
If you like the writer, you can hire them again. Just copy & paste their ID on the order form ("Preferred Writer's ID" field). This way, your vocabulary will be uniform, and the writer will be aware of your needs.
The same paper from different writers
You can order essay or any other work from two different writers to choose the best one or give another version to a friend. This can be done through the add-on "Same paper from another writer."
Copy of sources used by the writer
Our college essay writers work with ScienceDirect and other databases. They can send you articles or materials used in PDF or through screenshots. Just tick the "Copy of sources" field on the order form.
Testimonials
See why 20k+ students have chosen us as their sole writing assistance provider
Check out the latest reviews and opinions submitted by real customers worldwide and make an informed decision.
11,595
Customer reviews in total
96%
Current satisfaction rate
3 pages
Average paper length
37%
Customers referred by a friend
OUR GIFT TO YOU
15% OFF your first order
Use a coupon FIRST15 and enjoy expert help with any task at the most affordable price.
Claim my 15% OFF Order in Chat