C s l thuy t to n 2
Họ và tên : Vũ Thùy Trang
Mã sinh viên : 220000279
Bài Hoàn Thiện Sản Phẩm Cá Nhân
Câu 1: Đối tượng và nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu
học. Những kiên thức cơ sở liên quan đến dạy toán ở tiểu học:
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
1.1.1 Đối tượng.
a) Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học nghiên cứu quá trình dạy học
môn Toán ở trường Tiểu học. Thuật ngữ dạy học ở đây được hiểu theo nghĩa
rộng. Như vậy, nó không chỉ là việc truyền thụ kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo,
phát triển các năng lực trí tuệ mà nó còn bao gồm quá trình hình thành nhân
cách của học sinh. Về thực chất, đối tượng của môn phương pháp dạy học Toán
ở Tiểu học là quá trình giáo dục thông qua việc dạy học Toán.
b) Ta cũng có thể thấy rằng: cũng như quá trình dạy học các môn học khác, quá
trình dạy học Toán gồm hai hoạt động, đó là hoạt động DẠY của thày và hoạt
động HỌC của trò, trong đó người thày giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, và hướng
dẫn, còn trò giữ vai trò tích cực, chủ động học tập một cách có hiệu quả. Từ đây
sẽ nảy sinh ra nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa thày và tập thể lớp, quan hệ giữa
cá nhân trò với cá nhân trò, quan hệ giữa cá nhân trò với tập thể lớp. Các hoạt
động và mối quan hệ này là đối tượng nghiên cứu của môn phương pháp dạy
học Toán ở Tiểu học.
c) Trong quá trình dạy học, hoạt động học của trò điều khiển hoạt động dạy của
thày, ca hai hoạt động này cùng tác động vào một đối tượng đó là: nội dung dạy
học. Như vậy, nội dung dạy học là đói tượng nghiên cứu của phương pháp dạy
học Toán ở Tiểu học.
d) Một vấn đề có quan hệ mật thiết đến phương pháp dạy học Toán và nội dung
dạy học là mục đích dạy học, mục đích dạy học quy định nội dung dạy học và
tác động lên các thành phần khác trong quá trình dạy học.
Tóm lại, đối tượng của môn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là quá
trình giáo dục thông qua việc dạy học Toán được xác định về mục đích, nội
dung, phương pháp dạy học môn Toán Tiểu học.
1.1.2 Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là làm rõ bản chất
và các quy luật của quá trình dạy học Toán ở Tiểu học. Phát hiện các đặc điểm
cơ bản của quá trình dạy học môn Toán làm cơ sở cho việc lựa chọn phương
pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất theo mục đích đặt ra, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
Nhìn một cách tổng quát, môn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học phải
nghiên cứugiải đáp 3 câu hỏi chính sau đây:
– Dạy học Toán ở Tiểu học để làm gì? ( Mục tiêu dạy học)
– Dạy học Toán ở Tiểu học nội dung nào? ( Nội dung dạy học)
– Dạy học Toán như thế nào và vào lúc nào ở Tiểu học? ( Phương pháp dạy học)
1.2. Những kiên thức cơ sở liên quan đến dạy toán ở tiểu học
– Những kiến thức cơ bản về mục tiêu, nội dung, hệ thống các phương pháp dạy
học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học môn Toán Tiểu
học. Đặc biệt,nắm vững chương trình, sách giáo khoa môn Toán Tiểu học.
Những kiến thức cụ thể về việc xây dựng kế hoạch dạy học toàn năm học, từng
học kì, tùng tháng, tùng tuần, từng bài dạy.
– Bước đầu hình thành một số kỹ năng cơ bản về dạy học Toán Tiểu học như:
Kỹ năng tìm hiểu nội dung, chương trình dạy học môn Toán Tiểu học, kỹ năng
tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, xác đinh mục tiêu bài dạy học, kỹ năng thiết
kế kế hoạch bài dạy học, kỹ năng thực hiện tiết dạy học, kỹ năng đánh giá kết
quả học tập môn Toán của học sinh Tiểu học.
– Hình thành khả năng phân tích vấn đề, diễn đạt, trình bày, tinh thần làm việc
độc lập, tự giác, tự nghiên cứu, yêu thích môn Toán và nghề dạy học Tiểu học.
Câu 2: Đặc điểm học sinh TH và một số chú ý khi dạy học toán TH:
2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học khi học Toán.
Bằng lý luận và thực nghiệm, các nhà tâm lý học và phương pháp dạy học
môn Toán nhận thấy trong quá trình học Toán, học sinh Tiểu học (độ tuổi từ 6
đến 11) có một số đặc điểm sau và người giáo viên Tiểu học cần nắm vững:
a) Về tri giác: Tri giác là khâu đầu tiên, quan trọng đối với hoạt động nhận thức
của trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ tri giác trên tổng thể, trẻ chưa biết phân tích từng đặc điểm của đối
tượng, cũng chưa biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẻ theo yêu cầu nhất định. Do
đó, khó phân biệt chính xác về đối tượng, nhất là những đối tượng na ná giống
nhau. Ví dụ: Khi học viết số nhầm lẫn giữa các số 3 và 8, 2 và 5, giữa hình vuông
và hình chữ nhật,…
Tri giác gắn liền với hành động: Để dễ tri giác, trẻ phải được cầm, nắm, sờ,
mó, quan sát, hành động với vật. Chẳng hạn: để có biểu tượng về số 2, trẻ phải
được tự tay lấy 2 que tính, 2 chấm tròn, để nắm được kết quả 5+2 = 7, trẻ phải
được hành động trên que tính, để hiểu cách đặt tính và thực hiện phép tính, trẻ
phải được thực hiện trên các phép tính cụ thể,… Nếu chỉ nghe theo giáo viên nói,
trẻ khó có thể hiểu được kiến thức, kỹ năng.
Do kinh nghiệm sống còn ít ỏi, trẻ tri giác về không gian và thời gian chưa
chính xác. Chẳng hạn, trẻ thường lẫn giữa các hình có dạng gần giống nhau: hình
vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, tứ giác,… khó hình dung về thời gian,
khoảng thời gian, nên khi học về toán hình học, toán chuyển động thường gặp
khó khăn.
b) Về chú ý: Chú ý không chủ định chiếm ưu thế, trẻ thường hay chú ý vào những
cái mới lạ, trực quan, gợi cảm trong khi đối tượng Toán học khô khan, trỉu tượng,
khó hấp dẫn đối với trẻ.
Khối lượng chú ý còn ít, phân phối chú ý kém: Khi làm Toán chú ý đến dữ kiện
này thì lại quên dữ kiện khác.
Chú ý chưa bền vững, khả năng tập trung chú ý kém, chóng mệt mỏi, trẻ không
thể ngồi nghe hàng giờ, khi học Toán trẻ chỉ có thể ngồi nghe giảng đến 20 phút,
nếu ngồi nghe lâu sẽ không có hiệu quả.
c) Về trí nhớ. Trí nhớ trực quan, hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ lôgic.
Trẻ sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu các kiến thức, kỹ năng qua các hình ảnh trực quan hơn
qua các câu chữa khô khan. Chẳng hạn để nhớ công thưc 2+3=5, trẻ thường dựa
và que tính, đốt ngón tay, cái kẹo,…
d) Về tư duy. Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ không suy nghĩ trước
về biện pháp hành động mà vừa làm vừa điều chỉnh hành động, khó suy nghĩ
thầm dựa trên khái niệm mà cần có chỗ dựa trực quan. Thông qua hành động trẻ
mới nắm được tri thức. Chẳng hạn, thông qua việc tổ chức cho học sinh giải toán
có lời văn, học sinh càng ngày càng hiểu ý nghĩa của phép tính cộng, trừ, nhân,
chia; thông qua việc tổ chức cho học sinh tô màu trên băng giấy, học sinh hiểu
được ý nghĩa của phân số;…
e) Về suy luận. Trình độ phá đoán, suy luận còn thấp. Trẻ thường hay suy luận
tương tự, làm theo mẫu một cách cứng nhắc nên khi gặp tình huống hơi khác mẫu
thường khó khăn.
2.2. Một số chú ý khi dạy học Toán TH:
Do trìu tượng, tính lô gic, tính hệ thống của Toán học và các đặc điểm về tâm lý
của học sinh Tiểu học, cần thấy việc nhận thức kiến thức Toán là một việc khó
khăn đối với các em, vì vậy trong khi dạy học Toán Tiểu học phải thấy rõ vai trò
chủ đạo của quan điểm lô gic của Toán học và quan điểm tâm lý, trong đó quan
điểm tâm lý đóng vai trò thống trị. Do đó từ mục tiêu, nội dung, chương trình,
phương pháp, hình thức tổ chức, cách đánh giác dạy học môn Toán Tiểu học phải
phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học và có
những điểm khác biệt so với các bậc học khác. Đôi khi, ta phải tạm hạ thấp yêu
cầu về tính lôgic để học sinh có thể nhận thức được kiến thức Toán (theo yêu cầu
nhất định của bậc Tiểu học).
Chẳng hạn.
Do đặc điểm về trí nhớ của học sinh Tiểu học:
– Chương trình Toán Tiểu học được xây dựng theo kiểu các đường tròn đồng tâm
xoáy ốc.
– Các khái niệm Toán học thường được hình thành ở mức độ xây dựng biểu tượng,
không được định nghĩa một các tình minh: các tính chất, quy tắc, công thức
thường được hình thành qua con đường thực hành, thực nghiệm, qua quy nạp
không hoàn toàn mà không được chứng minh chặt chẽ bằng suy diễn. Dung lượng
kiến thức trong một tiết dạy không nhiều, phù hợp với trình độ học sinh Tiểu học,
ở sách giáo khoa ở các lớp đầu cấp tăng tường sử dụng hình ảnh, tranh minh họa.
– Các phương pháp dạy học Toán Tiểu học cũng có những đặc trưng riêng của bật
học. (sẽ trình bày ở chương III).
– Đôi khi phải tận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống (dù là ít oit) của học
sinh trước khi đi học đã tích lũy được trên cơ sở đó, người giáo viên chính xác
hóa lại các kiến thức, giúp học sinh hiểu rõ hơn kiến thức.
Câu 3: Đặc điểm môn Toán, quan điểm xây dựng chương trình
3.1. Đặc điểm môn Toán
Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ
năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc
sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất
chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức,
kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học
vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với
thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt
với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ,
Tin học để thực hiện giáo dục STEM.
Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để
hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự
cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ
thể.
Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các
phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm
tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến
lớp 12. Nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn:
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Toán giúp học sinh hiểu được một cách có hệ
thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi
người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể
sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Giúp học sinh có cái nhìn tương
đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán học
trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan.
Chương trình môn Toán trong cả hai giai đoạn giáo dục có cấu trúc tuyến tính kết
hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh
và tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và
Đo lường; Thống kê và Xác suất.
3.2. Quan điểm xây dựng chương trình
– Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại
Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại thể hiện ở việc phản ánh những nội
dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu
hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học, phù hợp với cách
tiếp cận của thế giới ngày nay.
– Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục
Đồng thời, chương trình môn Toán chú ý tiếp nối với chương trình giáo dục mầm
non và tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
– Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá
Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến
thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và
Xác suất; thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung, chủ đề liên quan
hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác;
thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thông qua các hoạt động thực hành và
trải nghiệm trong giáo dục toán học.
Đồng thời, chương trình môn Toán bảo đảm yêu cầu phân hoá. Đối với tất cả các
cấp học, môn Toán quán triệt tinh thần dạy học theo hướng cá thể hoá người học
trên cơ sở bảo đảm đa số học sinh (trên tất cả các vùng miền của cả nước) đáp
ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; đồng thời chú ý tới các đối tượng
chuyên biệt (học sinh giỏi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó
khăn,…).
– Bảo đảm tính mở
Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục toán học cốt lõi, bắt
buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm
cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo
dục toán học và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện
của địa phương, của cơ sở giáo dục.
Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực
hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế.
Câu 4: Mục tiêu môn toán và mục tiêu môn toán ở tiểu học
1.Mục tiêu môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
a) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau:
năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực
giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công
cụ, phương tiện học toán.
b) Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng
lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại
Chương trình tổng thể.
c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả
năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học
khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ
thuật,…; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực
tiễn.
d) Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng
ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ
năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt
cuộc đời.
2.Mục tiêu Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu
sau:
a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:
thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu
hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và
công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý
tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp
với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học
ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán
đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
– Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên
những tập hợp số đó.
– Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở
mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập
một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát
triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản
gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).
– Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết
một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
c) Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên
và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết
ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.
Câu 5: Năng lực đặc thù môn toán cấp tiểu học . Phân tích , lấy VD minh
họa
1. Về năng lực tư duy và lập luận toán học
Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:
– Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết
quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen
thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát.
– Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.
– Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu
chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh thực hiện yêu cầu bài tập, như sau:
Bài toán: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp ba lần
chiều rộng, trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng là 60m.Tính diện tích
của mảnh vườn.
– Phân tích đề bài: Yếu tố đã cho: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều
dài gấp ba lần chiều rộng, trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng là 60m.
– Yếu tố phải tìm: Diện tích của mảnh vườn.
– Mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm: Diện tích của mảnh vườn
bằng tích của chiều dài và chiều rộng. Trong bài toán này, ta phải đi tìm chiều
dài và chiều rộng của mảnh vườn. Chiều dài và chiều rộng có quan hệ tỉ lệ
(chiều dài gấp 3 lần chiều rộng) và có thể tính được tổng của chiều dài và chiều
rộng dựa vào trung bình cộng của chúng.
=> Từ đó, học sinh có thể nhận dạng bài toán: Bài toán tìm hai số khi biết
tổng và tỉ số của hai số đó hoặc Tìm tỉ số của hai số, tìm phân số của một số.
Quá trình tư duy để giải quyết bài toán trên, học sinh có thể liên hệ với
dạng toán về tìm số trung bình cộng và dạng toán điển hình tìm hai số khi biết
tổng và tỉ số của hai số đó để có các cách giải tương ứng phù hợp như sau:
Cách 1: Liên hệ vận dụng kiến thức về trung bình cộng của hai số để tìm
tổng của chiều dài và chiều rộng. Sau đó tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh
vườn dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách 2: Liên hệ với dạng toán tìm tỉ số của hai số và tìm phân số của một
số, học sinh có thể tính trực tiếp chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn theo
trung bình cộng của chúng.
Sau khi hoc sinh giải bài toán, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi để HS
nhận xét bài của bạn hoặc tự nhận xét bài làm của mình như : Cách giải này vận
dụng dạng toán nào, kiến thức nào đã học ? Lời giải của bạn đã phù hợp với
phép tính chưa? Cách trình bày bài giải thế nào ? thứ tự trình bày các bước giải
đã hợp lí chưa ? Bài giải có sai sót gì không ? Hãy nêu nguyên nhân sai và cách
sửa chữa.
=> Dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh không chỉ giải được bài toán mà còn
có cơ hội được bộc lộ các biểu hiện của năng lực lập luận logic.
2. Về năng lực mô hình hóa toán học
Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:
– Sử dụng các mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng
biểu, đồ thị,…) để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế.
– Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh thực hiện yêu cầu bài tập, như sau: Lá cờ đỏ sao
vàng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang nơi địa đầu Tổ quốc có diện tích là
54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
Theo em, lá cờ hình chữ nhật đó có chiều dài và chiều rộng là bao nhiêu mét?
Để trả lời câu hỏi trên từ tình huống thực tiễn tìm chiều dài, chiều rộng
của lá cờ, học sinh thảo luận đưa về mô hình toán học: tìm chiều dài, chiều rộng
của hình chữ nhật khi biết diện tích của nó.
Khi giải quyết trên mô hình toán học, học sinh sẽ tìm được các chiều
rộng, chiều dài khác nhau: 6 và 9; 1 và 54; 2 và 27; 3 và 18. Học sinh có thể vẽ
mô phỏng các lá cờ hình chữ nhật khác nhau tương ứng với kích thước tìm
được.
Học sinh sẽ thống nhất chọn lá cờ có chiều dài là 9m và chiều rộng là 6m.
Như vậy, thông qua tìm hiểu, phân tích vấn đề chưa có cách giải quyết,
học sinh tìm cách đưa vấn đề về mô hình toán học đã biết cách giải quyết, qua
đó học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
3. Về năng lực giải quyết vấn đề toán học
Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:
– Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.
– Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.
– Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các
công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra.
– Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hóa cho vấn đề tương tự.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh thực hiện yêu cầu bài tập, như sau:
Chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26
tháng 3, lớp em tổ chức cắm trại. Lớp có 60m dây thừng được sử dụng để tạo ra
ba cạnh của một vùng cắm trại hình chữ nhật có một bức tường dài được sử
dụng như một cạnh còn lại. Độ dài của mỗi cạnh hình chữ nhật đều là số tự
nhiên. Hỏi diện tích lớn nhất mà dây thừng và bức tường có thể bao bọc là bao
nhiêu?
– Học sinh cùng quan sát hình vẽ để phân tích bài toán.
– Học sinh thảo luận, đưa ra các ý kiến cá nhân.
– Học sinh thống nhất phương án của nhóm mình
Thông qua quá trình phân tích, thảo luận và đưa ra phương án giải quyết
của nhóm mình, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực, học sinh có cơ
hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
4. Về năng lực giao tiếp toán học
Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:
– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết
được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.
– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải
pháp toán học trong sự tương tác với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự
đầy đủ, chính xác).
– Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ,
đồ thị, các liên kết logic,…) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác
hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự
tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.
5. Về năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:
– Biết tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ
dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ
(đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin), phục vụ cho việc học
toán.
– Sử dụng thành thạo và linh hoạt các công cụ, phương tiện học toán, đặc
biệt phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề
toán học (phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi).
– Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ
trợ để có cách sử dụng hợp lí.
Ví dụ: Tình huống hoạt động dạy học trong bài “Tính chu vi” như sau
– Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho các nhóm, mỗi nhóm 4 tờ
giấy hình vuông và yêu cầu các nhóm thực hành vẽ rồi tô màu các hình
– Sau đó các nhóm thảo luận và cho biết: trong các hình tô màu đó những
hình nào có cùng chu vi với mảnh giấy?
Quá trình thực hành thao tác trên các mảnh giấy đã giúp học sinh có
cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
CÂU 6 : Nội dung yêu cầu cần đạt môn toán lớp 1,2,3,4,5
LỚP 1
I, SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1. Số tự nhiên
–
Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
–
So sánh các số trong phạm vi 100.
2. Các phép tính với số tự nhiên
–
Phép cộng, phép trừ.
–
Tính nhẩm.
–
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính.
II, HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1. Hình học trực quan
Quan sát, nhận biết hình dạng của 1 số hình phẳng và hình khối đơn
giản.
Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với 1 số hình phẳng và hình khối đơn giản.
2. Đo lường
–
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
–
Thực hành đo đại lượng.
–
Phép tính với số đo đại lượng.
–
Giải quyết vấn đề liên quan số đo đại lượng.
LỚP 2
I, SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1. Số tự nhiên
–
Số và cấu tạo thập phân của một số.
–
So sánh các số.
–
Ước lượng số đồ vật.
2. Các phép tính với số tự nhiên
–
Phép cộng, phép trừ.
–
Phép nhân, phép chia.
–
Tính nhẩm.
–
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học.
II, HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1. Hình học trực quan
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối
đơn giản.
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình
khối đã học.
2. Đo lường
–
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
–
Thực hành đo đại lượng.
–
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng.
LỚP 3
I, SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1. Số tự nhiên
1.1.
Số tự nhiên
–
Số và cấu tạo thập phân của một số.
–
So sánh các số.
–
Làm tròn số.
1.2.
Các phép tính với số tự nhiên
–
Phép cộng, phép trừ.
–
Phép nhân, phép chia.
–
Tính nhẩm.
–
Biểu thức số.
–
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học.
2. Phân số
–
Làm quen với phân số.
II, HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1. Hình học trực quan
1.1. Hình phẳng và hình khối
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình
phẳng đơn giản.
Thực hành đo,vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình
khối đã học.
1.2. Đo lường
–
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
–
Thực hành đo đại lượng.
–
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng.
III, MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
1. Một số yếu tố thống kê
–
Thu thập, phân loại,sắp xếp các số liệu.
–
Đọc, mô tả bảng số liệu.
–
Nhận xét về các số liệu trong bảng.
2. Một số yếu tố xác suất
Nhận biết và mô tả các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một
sự kiện.
LỚP 4
I, SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1. Số tự nhiên
1.1. Số tự nhiên
–
Số và cấu tạp thập phân của 1 số.
–
So sánh các số.
–
Làm tròn số.
1.2. Các phép tính với số tự nhiên
–
Phép cộng, phép trừ.
–
Phép nhân, phép chia.
–
Tính nhẩm.
–
Biểu thức số và biểu thức chữ.
–
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học.
2. Phân số
2.1. Phân số
–
Khái niệm ban đầu về phân số.
–
Tính chất cơ bản của phân số.
–
So sánh phân số
2.2. Các phép tính với phân số
–
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.
II, HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1. Hình học trực quan
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của 1 số hình phẳng
đơn giản.
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với 1 số hình phẳng và hình
khối đã học.
2. Đo lường
–
Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
–
Thực hành đo đại lượng.
–
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng.
III, MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
1. Một số yếu tố thống kê
–
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu.
–
Đọc, mô tả biểu đồ cột. Biểu diễn số liệu và biểu đồ cột đã có.
Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu
đồ cột đã có.
2. Một số yếu tố xác suất
Kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự
kiện.
LỚP 5
I. SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1. Số tự nhiên
–
Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.
2. Phân số
–
Phân số và các phép tính với phân số.
3. Số thập phân
3.1. Số thập phân
–
So sánh các số thập phân.
–
Làm tròn số thập phân.
3.2. Các phép tính với số thập phân
–
Các phép tính cộng, trừ, nhân chia với số thập phân.
4. Tỉ số. Tỉ số phần trăm
–
Tỉ số.
–
Tỉ số phần trăm.
–
Sử dụng máy tính cầm tay.
II. HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1.Hình học trực quan
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng
và khối đơn giản.
Thực hành vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối
đã học.
2. Đo lường
–
Biểu tượng và đơn vị đo đại lượng.
–
Thực hành đo đại lượng.
–
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng.
III. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
1. Một số yếu tố thống kê
–
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu.
Đọc, mô tả biểu đồ thống kê hình quạt tròn. Biểu diễn số liệu bằng biểu
đồ thống kê hình quạt tròn.
Hình thành và giải quyết các vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và
biểu đồ thống kê hình quạt tròn đã có.
2. Một số yếu tố xác suất
–
Tỉ số mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần).
CÂU 7
I. Phương pháp trực quan
1. Quan niệm:
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán Tiểu học là một phương pháp
dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động trên các
phương tiện, đồ dùng dạy học từ đó giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng
cần thiết của môn Toán.
Trong quan niệm trên hoạt động của học sinh thường là: Học sinh phải tự
thực hiện những yêu cầu của giáo viên như: lấy que tính, chấm tròn,…, dùng
các dụng cụ vẽ hình, đo đạc, thực hiện tính toán trên bàn tính. Quan sát tranh,
ảnh, hình vẽ,bảng, biểu đồ khi giáo viên và các học sinh khác thực hiện thao tác.
Các phương tiện và đồ dùng dạy học trong dạy học Toán Tiểu học thường
là: Que tính, bông hoa, chấm tròn,.., tranh ảnh, bàn tính, bảng, biểu đồ, sơ đồ,
hình vẽ,thước, com pa, êke,…; những biểu tượng, vốn sống mà trẻ đã tích lũy
được; Các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu.
Ví dụ:
Để hình thành biểu tượng số 6 cho học sinh lớp 1, Giáo viên có thể tổ chức cho
học sinh hoạt động như sau:
+ Quan sát tranh: có 5 học sinh đang chơi, 1 học sinh chạy đến vậy có 6 học
sinh.
+ Lấy 5 que tính, thêm 1 que tính, vậy có 6 que tính.
+ Lấy 5 tam giác, thêm 1 tam giác, vậy có 6 tam giác.
Sau đó giáo viên khái quát:
5 học sinh thêm 1 học sinh là 6 học sinh, 5 que tính thêm 1 que tính là 6 que
tính, 5 tam giác thêm 1 tam là 6 tam giác, có 5 thêm 1 là 6. Tất cả đều là 6.
2. Ý Nghĩa, tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp trực quan trong
dạy học Toán Tiểu học.
Ý nghĩa:
Trong dạy học Toán ở Tiểu học, phương pháp trực quan đóng vai trò quan
trọng, không thể thiếu vì:
– Qui luật nhận thức của con người là: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu
tượng…”như vậy trực quan là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức, nó là chỗ
cho con người ta tựa vào để tư duy, bất kỳ ai muốn nhận thức một vấn đề gì đều
phải qua khâu đầu tiên này.
Tác dụng:
– Toán học là môn khoa học mang tính khái quát, trìu tượng cao, tính lô gíc chặt
chẽ trong khi đó, vốn sống của trẻ lứa tuổi Tiểu học chưa phong phú, tư duy trìu
tượng phát triển chưa cao chủ yếu là tư duy cụ thể, tư duy hành động. Trong quá
trình học Toán, học sinh phải được hoạt động, được quan sát trên cái cụ thể thì
mới nắm được kiến thức, kỹ năng Toán. Vì vậy, trực quan là một công cụ giúp
trẻ nhận thức kiến thức, kỹ năng Toán học một cách dễ dàng.
Phạm vi sử dụng:
– Trong dạy học Toán Tiểu học phương pháp trực quan được sử dụng thường
xuyên trong các dạng bài dạy như: dạy kiến thức, kỹ năng mới, luyện tập, ôn tập
đặc biệt khi dạy những kiến thức trìu tượng
3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
Toán ở Tiểu học:
– Đồ dùng trực quan phải tập trung làm bộc lộ rõ bản chất Toán học của nội
dung kiến thức cần dạy, giúp học sinh dễ thấy, dễ cảm nhận kiến thức đó.
– Đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài dạy, thời gian
của tiết dạy, dễ làm, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa
phương, gia đình học sinh. Giáo viên nên yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ dùng
trực quan, hoặc cho học sinh tham gia chuẩn bị ( nếu có thể).
– Đồ dùng trực quan phải bảo đảm tính sư phạm, thẩm mỹ, không gây sự chú ý
của học sinh vào những dấu hiệu không bản chất.
– Sử dụng đồ dùng trực quan phải phù hợp với từng giai đoạn nhận thức và phát
triển tâm lý của trẻ theo hướng: tăng dần mức độ trìu tượng, ở những lớp đầu
cấp dùng nhiều hơn với những đồ dùng gần gũi với trẻ như: đồ vật thật, tranh
ảnh, que tính, bảng tính,… càng ở những lớp sau dùng ít hơn với những đồ dùng
có tính trìu tượng, khái quát cao hơn như: hình ảnh, sơ đồ, hình vẽ,..
– Sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng mức độ. Khi nào cần dùng
mới dùng, dùng xong phải cất đi. Vì trực quan chỉ là phương tiện chứ không là
mục
đích của dạy học Toán nên không lạm dụng, khi học sinh đã nắm được kiến
thức kỹ năng rồi thì phải dứt bỏ không dùng nữa hoặc chuyển sang một dạng
trực quan khác trìu tượng hơn. Nếu quá lạm dụng trực quan sẽ gây sức ỳ trong
tư duy của trẻ. Chẳng hạn, ở lớp 1, khi học sinh đã thuộc bảng cộng ( hoặc bảng
trừ) rồi thì khi thực hành tính không cho học sinh dùng que tính ( hoặc ngón
tay) nữa.
– Khi giáo viên hoạt động trên đồ dùng trực quan và tổ chức cho học sinh hoạt
động trên đồ dùng trực quan phải hợp lý, đúng thứ tự làm bộc lộ rõ nhất bản
chất Toán học của vấn đề cần dạy sao cho học sinh dễ nhận thấy kiến thức, kỹ
năng cần thiết.
– Mặc dù phương pháp trực quan là quan trọng, cần thiết trong dạy học Toán
Tiểu học nhưng không tuyệt đối hóa, khi sử dụng cần kết hợp một cách hợp lý
với các phương pháp dạy học khác.
II- Phương pháp gợi mở vấn đáp
1. Khái niệm: Phương pháp gợi mở- vấn đáp trong dạy học Toán Tiểu học là một
phương pháp dạy học, trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức
hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ lần
lượt trả lời, từ đó học sinh nắm được các kiến thức, kỹ năng cần thiết của bài học.
Ví dụ. Để hình kỹ thuật cộng có nhớ trong phạm vi 100, bài “47 + 5” cho học
sinh lớp 2, Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động và dùng hệ thống câu
hỏi như sau:
+ Yêu cầu học sinh lấy 47 que tính, trong đó có 4 thẻ chục, hỏi: “lấy bao nhiêu
que tính?” (47 que tính)
+ Yêu cầu học sinh lấy tiếp 5 que tính, hỏi: “lấy bao nhiêu que tính?” (lấy thêm
5 que tính) “Vậy có tất cả bao nhiêu que tính?” (54 que tính)
+ Hỏi: “làm thế nào con biết con đã lấy tất cả 54 que tính?”
Có 2 khả năng học sinh trả lời:
– Đếm: có 47 rồi, đếm tiếp 5 que nữa là 54.
-Lấy 3 que ở 5 ghép với 7 que, đổi thành 1 bó chục, vậy có 5 bó chục và 4 que lẻ
là 54 que.
+ Giáo viên nêu lại cách làm theo khả năng thứ hai, sau đó hướng dẫn cách đặt
tính và cách thực hiện phép tính
2. Ý nghĩa, tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp gợi mở-vấn đáp
trong dạy học Toán Tiểu học.
– Học tập là một hoạt động cá nhân, phương pháp này kích thích học sinh phải
suy nghĩ do vậy, việc học tập của học sinh tích cực, độc lập, chủ động hơn từ đó
học sinh hiểu sâu sắc và nhớ được kiến thức, kỹ năng.
– Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên có được những thông tin giúp cho
việc đánh giá học sinh về: kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh (tư
duy, suy luận, diễn đạt,…), từ đó giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình
cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
-Sử dụng phương pháp này gây hứng thú học tập, tạo sự tự tin, rèn cách suy nghĩ,
khả năng diễn đạt cho học sinh và tạo ra không khí học tập sôi nổi trong lớp học.
– Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các dạng bài dạy học môn Toán
ở Tiểu học như: dạy kiến thức mới, luyện tập, ôn tập.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp gợi mở- vấn đáp trong dạy học
Toán ở Tiểu học.
Mấu chốt của phương pháp nay là hệ thống câu hỏi của giáo viên, do vậy hệ thống
câu hỏi của giáo viên phải bảo đảm được một số yêu cầu sau:
– Hệ thống câu hỏi phải có tính gợi mở nhằm hướng dẫn học sinh tìm được kiến
thức hoặc tiếp cận với các nội dung học tập. Đó là những câu hỏi có tác dụng khơi
gợi những kiến thức có liên quan mật thiết hoặc khơi gợi những giải pháp, những
con đường để giải quyết vấn đề.
– Mỗi câu hỏi cần có một nội dung xác định, phù hợp với mục tiêu của tiết học.
– Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với đối tượng học sinh, phải đòi hỏi học sinh suy
nghĩ, không quá dễ học sinh không cần suy nghĩ cũng trả lời được hoặc quá khó
học sinh không thể trả lời được, phải có những câu hỏi dành cho các đối tượng
học sinh trong lớp (giỏi, khá, trung bình, yếu).
– Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau dành cho các đối
tượng học sinh khác nhau.
– Khi nêu câu hỏi cho học sinh, giáo viên cần dành thời gian hợp lý cho học sinh
suy nghĩ rồi mới yêu cầu trả lời. Khi học sinh trả lời, giáo viên và các học sinh
khác phải lắng nghe để nhận xét, bổ sung, sửa chữa những sai sót. Khi học sinh
trả lời tốt, giáo viên cần động viên, khen ngợi. Khi học sinh trả lời sai, hoặc không
chính xác bắt buộc giáo viên phải chỉnh sửa, chỉ ra chỗ sai sót (hoặc tổ chức cho
học sinh trong chỉnh sửa). Với học sinh Tiểu học nên động viên để học sinh tham
gia suy nghĩ, trả lời, không nên gây căng thẳng, bắt ép học sinh trả lời.
– Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần xác định nội dung và yêu cầu của
câu trả lời, cần dự kiến các tình huống trả lời của học sinh và có “phương án dự
phòng” để giải quyết các tình huống bất ngờ trên lớp. (Ví dụ: những câu hỏi phụ,
hoặc những gợi ý khi câu hỏi khó đối với học sinh)
– Một nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian (trong khi thời gian của
một tiết học được quy định từ 35 đến 40 phút) nên hệ thống câu hỏi của giáo viên
phải được chuẩn bị kỹ, có tính toán để đạt được mục đích hoặc có dụng ý sư
phạm, không đặt câu hỏi một cách tùy hứng, câu hỏi đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng
mức độ, phù hợp với quỹ thời gian của tiết dạy. Không tuyệt đối hóa phương pháp
này.Khi sử dụng cần kết hợp một cách hợp lý với các phương pháp dạy học khác
III- Phương pháp giảng giải- minh họa
1. Khái niệm: Phương pháp giảng giải- minh họa trong dạy học Toán Tiểu học là
một phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói để giải thích các tài
liệu Toán kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ
đó giúp học sinh hiểu nội dung của bài học.
Nhận xét. Vì đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học có những
điểm khác so với học sinh của các bậc học trên, do vậy khi giáo viên dùng lời nói
để giải thích tài liệu phải kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc
giải thích. Nếu chỉ dùng lời nói, thì nói chung học sinh Tiểu học khó nắm bắt
được kiến thức.
Ví dụ. Để hình thành biểu tượng số 6 cho học sinh lớp 1: Sau khi giáo viên tổ
chức cho học sinh hoạt động như sau:
+ Quan sát tranh: có 5 học sinh đang chơi, 1 học sinh chạy đến vậy có 6 học sinh.
+ Lấy 5 que tính, thêm 1 que tính, vậy có 6 que tính.
+ Lấy 5 tam giác, thêm 1 tam giác, vậy có 6 tam giác.
Giáo viên dùng lời nói khái quát: “5 học sinh thêm 1 học sinh là 6 học sinh, 5 que
tính thêm 1 que tính là 6 que tính, 5 tam giác thêm 1 tam là 6 tam giác, có 5 thêm
1 là 6. Tất cả đều là 6”.Và yêu cầu học sinh nhắc lại, rồi lại dùng lời nói của mình
để giới thiệu về chữ số 6, cách viết chữ số 6, vị trí của số 6 trong dãy các số đã
học.
2. Ý nghĩa, tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp giảng giải-minh
họa trong dạy học Toán Tiểu học.
Ý nghĩa:
– Lời nói là một công cụ đắc lực để con người truyền tải thông tin cho nhau, vì
vậy trong dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng phương pháp
giảng giải- minh họa là không thể thiếu.
Tác dụng:
– Các nội dung toán học ( các khái niệm, các quy tắc, công thức, tính chất,…) khó
và trừu tượng, trong khi các thao tác tư duy ( như so sánh, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa,..), khả năng suy luận của học sinh Tiểu học chưa phát triển, kinh
nghiệm sống, vốn kiến thức chưa phong phú, do vậy giáo viên cần thiết phải giải
thiết, minh họa giúp học sinh nhận hiểu được các nội dung đó.
Phạm vi sử dụng:
– Phương pháp này thường được sử dụng khi dạy kiến thức, kỹ năng mới ( như
khái niệm mới, quy tắc, công thức, …), tổng kết,ôn tập.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp giảng giải- minh họa trong dạy
học Toán ở Tiểu học:
Điểm mấu chốt của phương pháp này là lời nói của giáo viên, khi sử dụng phương
pháp này cần chú ý một số yêu cầu sau:
– Nội dung lời nói của giáo viên phải ngắn gọn, dễ hiểu, vì vậy giáo viên phải
chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung câu nói sao cho đơn giản, mạch lạc, không sử dụng
tùy tiện
khi chưa có sự chuẩn bị chu đáo, không dùng những câu nói quá dài.
– Khi sử dụng lời nói nhất thiết phải kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ
trợ cho việc giải thích.
– Lời nói của giáo viên phải to, rõ ràng, chậm dãi để học sinh có thể hiểu, cần
nhấn
mạnh vào những từ, thuật ngữ quan trọng.
– Mặc dù phương pháp này không thể thiếu trong dạy học nhưng nó cũng có một
số nhược điểm, nó đặt học sinh trong tình trạng học một cách thụ động, ít phát
huy
tính tích cực của học sinh, học sinh Tiểu học nhỏ chưa quen ngồi nghe lâu, nghe
nói nhiều. Vì vậy, trong dạy học Toán Tiểu học cần hạn chế sử dụng phương pháp
này, chỉ sử dụng khi cần thiết. Do đó giáo viên cần xác định rõ những nội dung
cần
dùng giảng giải, minh họa. Càng ở lớp dưới càng ít sử dụng phương pháp giảng
giải- minh họa.
– Khi sử dụng cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
1. Khái niệm
– Phương pháp thực hành- luyện tập trong dạy học Toán Tiểu học là một
phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực
hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó để giải quyết những tình huống cụ
thể có liên quan tới các kiến thức, kỹ năng về môn Toán, từ đó hình thành được
kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh.
– Ví dụ: Khi dạy học bài “ Thực hành đo chiều cao” ở lớp 2. Giáo viên tổ chức
chia lớp thành 4 tổ, ở 4 góc lớp, mỗi góc treo một thước đo chiều cao yêu cầu
mỗi học sinh đo cho 1 bạn ( đo vòng tròn) để mọi học sinh đều biết đo chiều
cao.
2. Ý nghĩa, tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp thực hànhluyện tập trong dạy học Toán Tiểu học.
– Ý nghĩa: Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học là kiểu tư duy hành
động, thông qua hoạt động thực hành các kiến thức, kỹ năng toán học được
hình thành và củng cố. Từ thực tiễn cho thấy, việc học tập môn Toán ở Tiểu
học sẽ không có kết quả nếu thiếu phương pháp thực hành luyện tập.
– Tác dụng: Thông qua hoạt động thực hành, học sinh được rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào đời sống, từ đó tạo dựng tính
ham mê học tập môn Toán. Thực hành là phương tiện tốt để thực hiện nguyên
lý giáo dục.
– PVSD: Phương pháp này thường được sử dụng khi dạy học kiến thức mới,
củng cố kiến thức, rèn kỹ năng mới trong tiết dạy, trong các tiết luyện tập,
luyện tập chung, ôn tập.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thực hành – luyện tập
trong dạy học Toán ở Tiểu học.
Điểm mấu chốt của phương pháp này là nội dung và cách tổ chức thực hành
luyện tập, khi sử dụng phương pháp này cần chú ý một số yêu cầu sau:
– Chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành- luyện tập. Cần xác định rõ mục tiêu,
kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học để đưa nội dung thực hành- luyện tập
cho phù hợp và phân bố thời gian cho thích hợp trên nguyên tắc nội dung nào
quan trọng thì dành nhiều thời gian. Cần tạo ra các tình huống sư phạm để
học sinh hiểu rõ hơn kiến thức, kỹ năng và hoạt động tích cực, tự giác.
+ Đối với dạng bài luyện tập thực hành ( sau khi dạy xong kiến thức, kỹ
năng mới)…..
+ Đối với dạng bài luyện tập thực hành về đo đại lượng:….
– Giáo viên phải dự kiến địa điểm ( ngoài sân, trong lớp, vị trí các tổ nhóm…),
dụng cụ, phương tiện thực hành ( thước, cân, …) để thực hành chủ động, có tổ
chức, giáo viên dễ theo dõi. Nếu cần, giáo viên phải yêu cầu học sinh chuẩn bị
trước về nội dung, kiến thức, và dụng cụ thực hành.
– Giáo viên dự kiến hình thức tổ chức thực hành- luyện tập: cả lớp, phân tổ,
nhóm,… cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm, thư ký ghi chép, sao
cho mọi học sinh đều phải hoạt động một cách tích cực. Khi thực hành xong,
phải báo cáo kết quả thực hành trước lớp.
– Nếu có thể, giáo viên phân công nhiệm vụ thực hành- luyện tập cho từng
nhóm.
– Khi học sinh thực hành, giáo viên cần giám sát để điều chỉnh những sai sót ,
những khó khăn của học sinh, tránh làm thay học sinh, không để học sinh nào
không hoạt động.
CÂU 8: CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Học tập cá nhân bằng phiếu học tập.
Nội dung của hình thức này là trong tiết học, giáo viên phát cho mỗi học sinh
một phiếu học tập, học sinh thực hiện theo các yêu cầu đã ghi trong phiếu, sau
đó giáo viên tổ chức đánh giá kết quả học sinh đã thực hiện.
1.1 Ý nghĩa, tác dụng của hình thức học tập cá nhân bằng phiếu trong dạy
học Toán ở Tiểu học.
– Học tập là một hoạt động độc lập, thông qua hoạt động tư duy học sinh mới
hiểu kiến thức, biến kiến thức thành của mình, mới hình thành và củng cố được
kỹ năng cần thiết. Vì vậy, khi học Toán cần thiết phải có những nội dung để học
sinh thực hiện cá nhân, chẳng hạn: khi hình thành các kỹ năng: tính toán, giải
toán, diễn đạt, chuyển đổi số đo đơn vị của các đại lượng…
– Kết quả hoạt động học tập cá nhân của học sinh được ghi ra giấy cho giáo viên
thông tin về: trình độ (kiến thức, kỹ năng, tư duy, diễn đạt), ý thức học tập của
từng học sinh, từ đó giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy
học cho phù hợp, và mỗi học sinh tự hoàn thiện mình. – Hình thức học tập này,
bước đầu hình thành và tạo cho học sinh có thói quen làm việc độc lập, tự giác.
1.2 Một số điều cần chú ý khi sử dụng hình thức học tập cá nhân bằng phiếu
trong dạy học Toán ở Tiểu học.
Điều cốt lõi của hình thức học tập này là nội dung phiếu học tập, vì vậy:
– Giáo viên phải xác định được mục đích, nội dung của phiếu học tập, dùng
phiếu học tập để đánh giá học sinh về: kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy, diễn
đạt nào của học sinh
. – Nội dung yêu cầu của phiếu học tập phải phù hợp với yêu cầu của chuẩn học
tập, trình độ của học sinh trong lớp, quỹ thời gian trong tiết dạy học. Nội dung
phiếu học tập thường là:
+ Yêu cầu học sinh giải một vài bài tập Toán.
+ Yêu cầu học sinh trả lời một vài câu hỏi.
+ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về một vấn đề nào đó.
– Trong khi học sinh thực hiện phiếu học tập, giáo viên cần: quản lý để mọi học
sinh đều phải làm việc, làm việc độc lập và gợi ý hướng giải quyết khi cá nhân
học sinh gặp khó khăn.
– Sau khi học sinh thực hiện xong phiếu học tập giáo viên cần tổ chức cho học
sinh lên bảng thực hiện lại để thống nhất đáp án, yêu cầu và đánh giá phiếu học
tập của học sinh (có thể hết tiết dạy giáo viên mới chấm hoặc yêu cầu hai học
sinh ngồi cạnh nhau chấm bài cho nhau,…). Cần động viên và tuyên dương
những học sinh thực hiện tốt theo yêu cầu của giáo viên.
– Nội dung phiếu học tập có thể được thiết kế cho phù hợp với trình độ từng
loại đối tượng học sinh ( giỏi, khá, trung bình, yếu) nhằm mục đích: kích thích
học sinh độc lập làm việc và đánh giá chính xác học sinh.
2. Học tập theo nhóm, tổ.
Nội dung của hình tức học tập này là: trong giờ học giáo viên chia lớp học thành
những nhóm học tập ( số lượng tùy theo nội dung học tập), mỗi nhóm thực hiện
một số nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên sau đó yêu cầu báo cáo kết
quả mà các nhóm đã thực hiện được.
2.1 Ý nghĩa, tác dụng của hình thức học tập theo nhóm, tổ trong dạy học
Toán ở Tiểu học.
– Trong một tiết học, có một số mối quan hệ: quan hệ giữa giáo viên với học
sinh cả lớp, quan hệ giữa giáo viên với từng học sinh và quan hệ giữa học sinh
với học sinh, vì vậy cần chú ý tận dụng tất cả các mối quan hệ đó nhằm giờ dạy
đạt hiệu quả tối đa. Hình thức học tập này nhằm tận dụng mối quan hệ giữa các
học sinh trong tiết dạy, lý luận dạy học hiện đại cũng quan niệm rằng: học sinh
hình thành được kiến thức, kỹ năng và tích lũy được vốn kinh nghiệm là do quá
trình học tập tương tác giữa thày và trò, và giữa trò và trò thông qua môi trường
dạy học và giáo dục, kết quả học tập là cao hay thấp là do mỗi học sinh tương
tác và trao đổi nhiều hay ít trong môi trường này.
– Hình thức học tập này tạo cơ hội để mỗi học sinh được trình bày hướng suy
nghĩ, cách giải quyết vấn đề trước nhóm học tập, qua đó các học sinh trong
nhóm nhận xét góp ý cho cá nhân hiểu đúng, giải quyết đúng vấn đề. Như vậy
hình thức học tập này giúp học sinh tự học lẫn nhau.
– Trong một tiết dạy học thường 40 phút, giáo viên không thể tương tác với tất
cả các học sinh, như vậy hình thức học tập này giúp cho nhiều học sinh được
tương tác với nhau hơn.
– Hình thức học tập này tạo điều kiện để học sinh trình bày hướng suy nghĩ,
cách giải quyết vẫn đề, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn, thông qua đó rèn cho
học sinh khả năng diễn đạt, tự tin trước tập thể, biết nhận xét, đánh giá.
2.2 Một số điều cần chú ý khi sử dụng hình thức học tập theo nhóm, tổ trong
dạy học Toán ở Tiểu học.
Điều cốt lõi của hình thức học tập này là cách thức chia nhóm học tập và tổ
chức hoạt động của từng nhóm, vì vậy:
– Tùy theo mục tiêu và nội dung dạy học của từng tiết dạy học, giáo viên có thể
chia nhóm, thông thường ở Tiểu học có các kiểu chia nhóm như sau: nhóm đôi (
2 người), nhóm 4 ( 4 người, cả một dãy bàn học), chia theo tổ học tập ( 8 đến 10
người), chia nhóm theo trình độ ( khá,giỏi, trung bình, yếu), chia nhóm theo giới
tính,… – Nội dung hoạt động của nhóm học tập ( thường là một vấn đề nhỏ hoạt
động trong khoảng thời gian 7 đến 10 phút, hoặc nếu là nội dung thực hành đo
đạc có thể đến 30-40 phút), có thể là: cho học sinh trao đổi để tìm cách giải
quyết, phát hiện một vấn đề nào đó, thực hiện đo đạc, giải một vài bài toán, thực
hiện tính toán, nêu nhận xét đánh giá một vấn đề,…Như vậy, giáo viên phải xác
định được mục tiêu, nội dung dạy học để trao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm (
hoặc từng nhóm) học tập nhằm đạt được mục tiêu.
– Khi tổ chức nhóm, giáo viên cần phân công nhóm trưởng điều hành hoạt động
của nhóm, thư ký ghi chép, báo cáo kết quả hoạt động của nhóm và điều hành
để sao cho mọi cá nhân đều phải làm việc ( trình bày, nghe bạn trình bày để
nhận xét, đánh giá), có thể phân công luân phiên để mọi học sinh đều được làm
nhóm trưởng, thư ký, và thành viên của nhóm.
– Giáo viên cần rèn cho học sinh có thói quen hoạt động nhóm ngay từ đầu năm
học để học sinh khẩn trương hoạt động nhóm mỗi khi giáo viên yêu cầu, tránh
hiện tượng lộn xộn mất thời gian của tiết học.
– Trước khi hoạt động nhóm, giáo viên cần phổ biến mục đích, yêu cầu cần đạt,
nội dung hoạt động nhóm để các nhóm và từng cá nhân học sinh hiểu và thực
hiện đúng. Sau khi thực hiện hoạt động nhóm xong, giáo viên cần tổ chức đánh
giá hoạt động của các nhóm.
– Khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần quản lý bao quát lớp để bảo đảm
là mọi học sinh, mọi nhóm đều làm việc theo đúng yêu cầu.
3. Tổ chức trò chơi học tập.
Nội dung của hình thức học tập này là: giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
những trò chơi nhẹ nhàng, thoải mái để củng cố kiến thức, kỹ năng vừa được
học.
3.1 Ý nghĩa, tác dụng của hình thức trò chơi học tập trong dạy học Toán ở
Tiểu học.
– Dựa vào đặc điểm của học sinh Tiểu học còn thích chơi, giáo viên hướng đặc
điểm này vào mục đích có ích đó là học tập. Trò chơi học tập toán đưa học sinh
vào những tình huống vui vẻ, khiến trẻ không sợ, tạo hứng thú, kích thích trí tò
mò của trẻ, cuốn hút trẻ tham gia nhằm mục đích là trẻ nắm được kiến thức, kỹ
năng, khả năng tư duy, khả năng vận dụng.
– Khi tham gia trò chơi, trẻ tự tin, được bộc lộ mình qua đó qua đó giáo viên
hiểu và đánh giá được trẻ về: cá tính, trình độ (kiến thức, kỹ năng, tư duy, khả
năng vận dụng), năng khiếu, tính nhanh nhẹn, năng động qua đó giáo viên điều
chỉnh quá trình giáo dục.
– Tổ chức trò chơi học tập giảm sự căng thẳng của tiết học Toán, làm cho trẻ
yêu thích học tập môn Toán.
3.2 Một số điều cần chú ý khi sử dụng hình thức trò chơi học tập trong dạy
học Toán ở Tiểu học.
Điều cốt lõi của hình thức học tập này là nội dung của trò chơi học tập Toán.
– Trò chơi học tập Toán phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Mỗi trò chơi cần phải củng cố được một nội dung Toán học trong tiết dạy.
Giáo viên là phải xác định mục đích của trò chơi nhằm củng cố kiến thức, kỹ
năng nào của tiết dạy, từ đó thiết kế nội dung trò chơi.
+ Nội dung trò chơi phải hấp dẫn, gây được hứng thú cho học sinh tham gia.
Có những trò chơi nếu là người lớn nhìn vào thì thấy nhạt nhưng với trẻ nhỏ thì
vẫn hấp dẫn, hứng thú chơi.
+ Mỗi trò chơi có một tên gọi ngộ nghĩnh, có chứa đựng yếu tố may rủi.
+ Phù hợp với quỹ thời gian của tiết dạy học.
– Nội dung trò chơi do giáo viên tự thiết kế cho phù hợp với: mục tiêu và nội
dung bài dạy, trình độ, đặc điểm của học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của
lớp, của trường. Một nội dung học tập có thể tổ chức nhiều trò chơi khác nhau,
cho nhiều đối tượng khác nhau.
– Giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận cơ sở vật chất để chơi.
– Quy trình thực hiện một trò chơi học tập có thể là:
+ Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi.
+ Phổ biến luật chơi: số đội chơi, số người chơi, cách chơi, thời gian chơi, cách
tính điểm, phân định thắng- thua.
+ Chọn học sinh ham gia chơi.
+ Cử trọng tài, giám sát ( thường là những học sinh không tham gia chơi sẽ
giám sát cuộc chơi để huy động tất cả các em cùng tham gia).
+ Thực hiện chơi.
+ Tổ chức đánh giá kết quả (có thể là giáo viên đánh giá, có thể là cả lớp cùng
đánh giá), động viên, khen thưởng (nếu có thể).
– Giáo viên cần chú ý động viên cùng tham gia trò chơi hoặc giám sát đánh giá,
vì chơi hoặc giám sát, đánh giá cũng là học.
4. Ngoại khóa.
Ngoài những tiết dạy học theo quy định của chương trình, khi dạy học Toán có
thể tổ chức các tiết học ngoại khóa.
4.1 Ý nghĩa, tác dụng của hình thức học tập ngoại khóa trong dạy học Toán ở
Tiểu học.
– Hoạt động ngoại khóa có tác dụng củng cố, bổ sung những kiến thức, kỹ năng
học sinh được học sau một phần ( hoặc một chương) của chương trình.
– Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh thấy được ứng dụng của kiến thức, kỹ
năng Toán học mà học sinh đã được học trong đời sống từ đó học sinh thêm yêu
thích, hứng thú học tập môn Toán, ham tìm hiểu, có ý thức vận dụng kiến thức
vào đời sống.
– Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có thêm những thông tin ( có tính chất
lịch sử, thời sự) liên quan tới kiến thức, và kỹ năng môn Toán mà học sinh đã
được học.
4.2 Một số điều cần chú ý khi tổ chức ngoại khóa trong dạy học Toán ở Tiểu
học.
Điều quan trọng trong tổ chức ngoại khóa là nội dung ngoại khóa, Vì vậy, khi
tổ chức ngoại khóa giáo viên cần:
– Xác định rõ mục đích và nội dung ngoại khóa.
– Chuẩn bị kỹ nội dung ngoại khóa: nội dung ngoại khóa phải là nhưng vấn đề
có liên quan tới chương trình dạy học, gây được chú ý của học sinh, tạo cho học
sinh hứng thú, để học sinh thấy được ứng dụng của vấn đề vào đời sống thực tế,
tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống, nội dung vừa phải
phù hợp với một tiết ( hoặc một buổi) ngoại khóa.
– Nội dung ngoại khóa có thể là:
+ Đi tham quan một cơ sở sản xuất, một cơ quan, chẳng hạn: một hợp tác xã
nông nghiệp xem các bảng biểu trong trụ sở, phòng hội đồng của nhà trường,…
+ Tổ chức nghe nói chuyện: về tiểu sử , phong cách làm việc của các nhà Toán
học, ứng dụng của một kiến thức kỹ năng nào đó, nêu gương tốt học tập môn
Toán của học sinh.
+ Tổ chức trò chơi Toán học ( chứ không phải trò chơi học tập toán nói ở mục
trên).
– Khi tổ ngoại khóa, giáo viên cần chuẩn bị cẩn thận nêu rõ cho học sinh hiểu
mục đích của ngoại khóa.
+ Tổ chức thi: tính nhanh, giải Toán nâng cao, thi giải Toán nhanh, thi học sinh
giỏi Toán,…
Name:
Description:
…