Ngh lu n ch ng minh t ng h p c c ch

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
Phần 1: Mở bài( Giới thiệu->Nêu vấn đề nghị luận-> Khắng định vai trò
vấn đề nghị luận)
Phần 2: Thân bài
1) Đoạn 1: Giải thích: Nêu ý nghĩa (từ/cụm từ/câu)->(nghĩa bóng/nghĩa đen
nếu có) -> Khẳng định vai trò ,thông điệp vấn đề nghị luận
2) Đoạn 2: Luận điểm 1 (vấn đề nghị luận giúp gì được cho chúng ta)+ Dẫn
chứng (tiêu biểu)
3) Đoạn 3: Luận điểm 2 (vấn đề nghị luận giúp gì được cho chúng ta)+ Dẫn
chứng (tiêu biểu)
4) Đoạn 4: Luận điểm 3 (vấn đề nghị luận giúp gì được cho chúng ta)+ Dẫn
chứng (tiêu biểu)
5) Đoạn 5: Mở rộng: Nêu lên mặt tốt của vấn đề NL -> Nêu lên “nếu không
có …..(VĐNL) sẽ ra sao? -> Phê phán những người không có …..(VĐNL)
**Các bạn HS ở phần mở rộng,tuyệt đối không được biểu đạt mặt tối
của vấn đề (VD: Sự kiên trì luôn giúp…..nhưng nếu kiên trì quá mức,cố
gắng thực hiện một việc nào đó chắc chắn sẽ được gọi là cố chấp,…)**
Phần 3: Kết bài ( Tham khảo những bài mẫu ở dưới)
CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU THƯƠNG
Hoài Chân đã từng chia sẻ rằng :” Cốt lõi của lòng nhân đạo là yêu thương. Bản chất
của nó là chữ tâm đối với con người”. Quả đúng như thế! Sự yêu thương luôn tồn tại vô
hình mà hữu hình trong tâm con người bằng hình hài của sự đồng cảm, vị tha,cho đi và
nhận lại khiến “người gần người hơn” trong thế giới tấp nập. Và câu nói “cho đi yêu
thương sẽ nhận lại yêu thương” đã thể hiện lại tư tưởng ấy vô cùng sâu sắc,cô đọng khiến
cho trái tim nhân loại thêm “ấm nồng” sự yêu thương.
Chẳng ai biết tình yêu thương có hình hài,tồn tại như thế nào,nhưng chúng ta đều
biết rằng cuộc đời là sự hiện hữu của những giọt yêu thương lắp đầy trái tim con người.
Và câu nói trên là một điển hình cho điều ấy. Khi mà “yêu thương” là lúc trái tim chúng ta
biết thể hiện sự chia sẻ,đồng cảm,gắn bó thiêng liêng mang tính nhân văn giữa người với
người.Và cũng thật hạnh phúc khi cuộc sống chúng ta biết yêu thương,hơn cả là chúng ta
biết “cho đi”và “nhận lại” là lúc chấp nhận hy sinh,trao đi một thứ gì đó để nhận lại sự
bình yên,hạnh phúc của mọi người xung quanh. Như thế, nếu ta cho đi càng nhiều yêu
thương thì ắt sẽ nhận lại “món quà” xứng đáng của tạo hóa.
Và lòng yêu thương còn ra đời với mục đích nhân đạo hơn đó là: Tiếp thêm hi vọng
và động lực sống. Đó là tấm gương chị Lê Thanh Thúy-đóa hướng dương bất tử. Khi chỉ
mới 16 tuổi xuân,chị đã mắc phải căn bệnh ung thư xương quái ác,ngày ngày chật vật
chóng chọi với những cơn đau ác nghiệt. Nhưng từ những nỗi đau thể xác ấy,chị lại có
một chiến binh kiên cường,nghị lực và giàu lòng nhân ái,thấu hiểu được những tổn
thương mà các bệnh nhi ung thư phải chịu,chị đã tạo nên chương trình “Ước mơ của
Thúy” để cùng các bác sĩ xoa dịu nỗi đau và hỗ trợ,động viên các em chữa trị. Tuy giờ đây,
“đóa hoa” ấy đã ra đi nhưng chương trình ấy vẫn được duy trì như truyền thống tốt đẹp
tại bệnh viện Ung bứu TP.HCM và vẫn lưu dấu trái tim yêu thương của cô bé nhỏ nhắn
chống nạn đi từng phòng bệnh động viên,thăm hỏi các trẻ em chung số phận. Cũng như
thế, khi biết cảm thông,san sẻ thì yêu thương vẫn mãi là yêu thương,không biến chất và
hỗn tạp, để lại cho đời,cho người những giá trị cao cả nhất.
Nhưng hơn cả , tình yêu thương còn là sự bao dung và chấp nhận. Điển hình như tác
phẩm văn học cách mạng nổi tiếng “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao,tác phẩm của ông
thành công không cần hoa văn chỉ cần cái “đời” cái “tầm thường” của con người.Chí Phèo
cũng thành phần ở đáy xã hội,đâm thuê chém mướn,nát rượu đều hội tụ ở con người
anh,tưởng chừng như đã bị hiện thực của đau thương tàn phá,nhưng cuộc đời đã cho
anh Thị Nở là tia sáng cuối cùng của cuộc đời bê bết ấy. Thị cũng là “con người” trong vạn
người,biết yêu,biết hờn và là người duy nhất cho Chí cảm nhận được cảm giác được yêu
thương,được đối xử như một con người. Tình thương của hai con người ấy càng trở nên
thắm thiết hơn khi Thị nấu cho Chí bát cháo hành giải cảm,tuy đơn sơ,giản dị nhưng mấy
ai biết rằng chén cháo ấy là tình yêu,bao dung,chấp nhận con người bê tha như Chí. Nhờ
sự vị tha và tình thương ấy,từ một kẻ tha hóa,bên trong “con thú hoang” ấy thắp lên một
khát vọng sống,mưu cầu hạnh phúc mãnh liệt. Trong cuộc đời ai oán của anh,những giây
phút hiếm hoi còn giữ được tín người,còn là công dân lương thiện là khi sống trong tình
yêu của Thị Nở,họ thấy ở nhau những điều tốt đẹp nhất,không còn một Chí Phèo nát
rượu,một Thị Nở xấu xí mà chỉ còn lại hai trái tim biết yêu thương và chấp nhận. Nhưng
đến cuối cùng, Chí vẫn chọn kết liễu bản thân để giải thoát chuỗi bi kịch của cuộc đời
mình,cũng chấm dứt tình yêu đầu đời của Thị ,nhưng giá như người dân ở Làng Vũ Đại
biết tha thứ,”bố thí” cho hắn một chút tình thương,niềm tin giữa con người với nhau thì
hắn đã không chết đau đớn như thế?Suy cho cùng sự lựa chọn ấy đã giết chết một Chí
Phèo sa đọa,mà còn lại đó là bản chất lương thiện đã tìm về với anh. Bởi thế,chúng ta nên
biết bao dung,chấp nhận những sai lầm,khuyết điểm thay vì phán xét người khác để trao
đi thêm động lực và ý chí để tiếp tục sống có ích cho xã hội. Đó là một lý tưởng cao đẹp,là
mục đích để chúng ta học cách yêu thương,học cách vị tha cho nhau.
Và ai đó đã chia sẻ: “Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho
đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”. Thật là vậy,tất cả các tấm gương
sáng ngời trên đều thể hiện sự yêu thương bằng cách cho đi những động lực,bao dung và
còn là san sẻ những lúc khó khăn,dù họ chẳng nhận lại được gì to lớn nhưng khi đã cho đi
yêu thương thứ ở lại sẽ là những sự hạnh phúc,những nụ cười bé thơ và sẽ là cảm nhận
được sự thanh thản nơi đáy lòng. Nhưng chúng ta sẽ bị cô lập,lãnh cảm với mọi thứ xung
quanh và cuộc đời của ta chỉ mãi là thứ mờ nhạt trong thời đại nếu như không biết học
cách yêu thương. Và cũng thế,một số thành phần lớp trẻ hiện nay có lối sống vô cùng sai
lệch,lạnh nhạt,dửng dưng với mọi người xung quanh. Chỉ nghĩ đến lợi ích bản
thân,không quan tâm hậu quả cho cộng đồng,thờ ơ,lãnh đạm với những việc làm sai trái
của người khác. Ví như việc chụp ảnh các vụ tai nạn giao thông để đăng lên các mạng xã
hội,bỏ chất bảo quản,tạo màu vào thực phẩm,dược phẩm,…để sản phẩm bán ra thi trường.
Những thành phần này khi còn tồn tại, xã hội sẽ sớm bị biến chất! Tuy vậy,nhưng xã hội
vẫn còn đó biết bao “Chí Phèo” cần được những “Lê Thanh Thúy” cứu rỗi,nên chúng ta và
cả bản thân tôi đều phải học cách biết yêu thương và chữa lành những tổn thương cho
người khác để cuộc sống thêm tươi đẹp và nhân văn.
Tình yêu thương ươm mầm từ những nỗi tuyệt vọng,ươm từ những ngày bão giông
nên còn được “sống” hãy cho đi thật nhiều tình yêu ,tích cực cho người thân,bạn bè,… để
nuôi dưỡng trong trái tim ta viên ngọc yêu thương để cho thế giới luôn có tấm áo hạnh
phúc,hòa bình che chở. Nên câu nói “cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương” hoàn
toàn đúng đắn, chúng ta được sinh ra trên thế giới đã là niềm hạnh phúc, để tiếp nối nó
giờ đây thế hệ mầm non đất nước hãy học biết yêu thương,biết trân trọng giá trị cuộc
sống. Bởi tình thương mãi là tư tưởng,phẩm chất đạo đức cao quý,đáng trân trọng
CHỦ ĐỀ: ĐOÀN KẾT
Nếu cuộc đời cho ta cơ hội để “sống”,thì ta hãy nên là một đóa hoa đẹp,hãy là một hạt
ngọc trai có giá trị cho đời. Và có lẽ,muốn bông hoa thêm rực rỡ,muốn hạt ngọc thêm lấp
lánh thì ta nên có tinh thần đoàn kết. Đoàn kết luôn giúp ta vượt qua những khó khăn,trở
ngại trong cuộc sống,giúp ta có thêm sức mạnh và sự tự tin để bước đến thành công.
Chính vì vậy,người ta mới có câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nó đã thể hiện lại tư tưởng ấy vô cùng sâu sắc và cô đọng,khiến cho chúng ta học được
bài học vô cùng quý báu từ ông cha truyền lại từ câu tục ngữ trên
Từ ngàn đời xưa, sợi chỉ đỏ luôn chảy trong máu,sống trong trái tim nhân dân ta vẫn
mãi là tinh thần đoàn kết cao đẹp. Và câu tục ngữ trên đã thể hiện vô cùng đúng đắn,gần
gũi triết lý ấy. Và như thế,chúng ta có thể hiểu được rằng “Một cây” ở đây tức là chỉ có lẻ
loi,đơn độc sẽ rất khó chinh phục,tạo lên hòn núi nên cần “ba cây” mới đủ tạo nên sức
mạnh,động lực làm nên ngọn núi cao,làm nên khu rừng rộng lớn. Tiếp nối “bề nổi” của
câu tục ngữ trên, nó còn sâu sắc,thâm thúy hơn khi “một cây” còn ẩn chứa hàm ý đó là chỉ
bản thân,một cá thể duy nhất không thể đủ sức mạnh để vượt qua khó khăn nhưng nếu
có “ba cây” ắt sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn giúp ta vươn đến thành công,dựng nên
những vinh quang cho riêng mình. Qua đó, câu tục ngữ trên đúc kết từ những kinh
nghiệm của thế hệ đi trước khuyên con người chúng ta nên biết đoàn kết,đồng lòng
chung sức để tạo nên nguồn động lực to lớn vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để
vươn đến thành công. Như vậy qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã để lại một “báu vật”
khi nó khuyên chúng ta nên có tinh thần đoàn kết,giúp ta tự tin,biết sẻ chia và yêu thương
mọi người trong cuộc sống hơn.
Qua câu tục ngữ trên ,ta thấy được tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết bởi nó
giúp ta tạo nên sức mạnh lớn lao để đánh bại mọi khó khăn. Điều này được thể hiện rất rõ
ràng khi Việt nam ta trước đây là đất nước vô cùng nhỏ bé,nên từ thời xa xưa vốn đã có
những kẻ thù lâm le bờ cõi,nhưng với ý chí ngoan cường và lòng yêu nước mãnh liệt
nhân dân ta quyết không đầu hàng mà cứ thế đoàn kết chiến đấu,hỗ trợ nhau trên sa
trường. Tất cả các thế hệ cha ông,phụ nữ,đàn ông,trẻ con đều một lòng đoàn kết với nhau
tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Điển hình là những tấm
gương bất khuất như Quang Trung,Ngô Quyền,Trần Hưng Đạo,… không chỉ chiến thắng
nhờ vào chiến lược thông minh,đúng đắn mà còn nhờ sự ủng hộ, đồng lòng quyết tâm
chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của người dân ta. Ngoài ra,trước khi giành độc lập,đất
nước ta đã trải qua kháng chiến chống Mỹ và Pháp,tuy chỉ là những vũ khí đơn sơ nhưng
lại chiến thắng 2 cường quốc mạnh mẽ,tất cả là nhờ vào tinh thần đoàn kết,tình yêu nước
nồng nàn của dân ta. Và như thế,chúng ta cũng có thể thấy rõ được sự đoàn kết sẽ tạo cho
ta nguồn sức mạnh to lớn,vĩ đại.
Nhưng có lẽ,câu tục ngữ trên là một cánh hoa chưa tàn rụi trong nền thơ ca,nên nó
đã mang đến cho đời những giá trị đẹp nhất đó là giúp con người biết đoàn kết là học
cách sẻ chia,trao yêu thương. Trong bối cảnh ngày nay,tình hình dịch bệnh diễn biến khá
căng thẳng,nhưng với châm ngôn “Không để ai bị bỏ lại phía sau”,người dân ta đang
chung tay,cố gắng để có một cuộc sống vô cùng ấm no trong mùa dịch. Đó không chỉ là lời
nói mà chúng ta chọn cách hành động,điển hình là những quán ăn tình thương cho người
vô gia cư,xóm trọ nghĩa tình cho các cụ già neo đơn và với tinh thần sức trẻ ngày nay,anh
Hoàng Tuấn Anh đã sáng lập ra “ATM gạo” miễn phí để giúp người dân vượt qua cảnh
khó khăn. Những hành động ấy cho dù vì mục đích nào đi nữa,nhưng đó là những điều
tuyệt vời nhất chúng ta đã san sẻ,đoàn kết giúp đỡ nhau cho mùa dịch khốn khó. Hơn cả,
khi nhắc đến covid-19 chẳng thể nào quên đi các y bác sĩ,tình nguyện viên chung sức,miệt
mài ngày đêm “hồi sinh” các sinh mệnh mong manh trước cửa tử,cũng là lúc chúng ta
cảm nhận,đồng cảm với những sự ra đi và thêm trân quý cuộc sống. Như thế,đó là những
hành động vô cùng ý nghĩa và cao cả,kể cả khi trong thời điểm khó khăn chúng ta vẫn
chung tay trao đi yêu thương cho xã hội,con người,khiến cho đợt dịch covid này như thời
khắc thiêng liêng “hâm nóng” sự sống của Sài Gòn và trái tim con người. Và có lẽ, chúng
ta đã học được cách yêu thương và san sẻ lúc khó khăn qua đức tính đoàn kết cao quý
ngàn đời.
Ngoài ra,cuộc đời cho ta để sống và cũng cho câu tục ngữ trên một cơ hội để khởi
nguồn sự sống mới khi đoàn kết còn là bàn đạp dẫn đến thành công. Và tiêu biểu là đội
tuyển bóng đá nữ Việt Nam. Tuy hiện nay mức thu nhập của các cầu thủ nữ vẫn còn eo
hẹp nhưng với tinh thần đoàn kết,chữ Việt Nam thân thương các chị đã mang về cho
nước nhà 6 huy chương vàng ở các kì SEA game và những “nữ chiến binh cờ đỏ sao vàng”
ấy còn giành được tấm vé đến World Cup 2023 trong năm nay. Tất cả đều nhờ tinh thần
đoàn kết,chung sức tập luyện,trau dồi kĩ năng của các chị để mang lại cho nước nhà vinh
quang,vẻ vang dân tộc như ngày nay. Kể cả khi thất bại quay về nước,người dân ta cũng
luôn ủng hộ nồng nhiệt,bởi dù không chiến thắng sân cỏ nhưng các chị đã thành công
khiến mọi người nể phục cái sự đoàn kết,cố gắng ấy. Và bằng những hành động trên, đội
tuyển bóng đá nữ nước ta cũng chứng minh được rằng đoàn kết sẽ luôn hướng ta về hào
quang của sự thành công.
Qua đó,ta có thể thấy được đoàn kết có thể giúp ta học được rất nhiều bài học trong
cuộc sống,từ tình yêu thương đến cả tạo cho ta sức mạnh lớn lao đều tất cả đều từ tinh
thần đoàn kết cao quý. Nhưng, chúng ta sẽ bị xa lánh,cô đơn và không thể phát triển,trau
dồi bản thân và vươn đến thành công nếu như ta không đoàn kết,biết sẻ chia,giúp đỡ
những người xung quanh,đó là hành động đang phá hoại xã hội và cuộc sống của mỗi
người. Và đối với thực trạng hiện nay,không ít những thành phần ích kỷ, lợi dụng niềm
tin của mọi người để chuộc lợi cho bản thân,gây hậu quả cho cộng động hứng chịu. Điển
hình nhất đó là trong môi trường giáo dục ngày nay, vì một chút bất hòa,hiểu lầm mà
thành phần nhỏ học sinh bàn tán,dựng lên những vấn đề tiêu cực để gây bất hòa,ảnh
hưởng nặng nề đến sự tin tưởng,đoàn kết của lớp. Thay vào đó,vì những lợi ích cá nhân
mà làm chia rẻ sự đoàn kết của con người,thế hệ trẻ ngày nay và ngay cả bản thân tôi cũng
nên học cách sẻ chia,yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh để xã hội ta thêm gắn
kết và giàu lòng nhân ái,tiếp nối theo truyền thống “tương thân tương ái” của ông cha ta
truyền lại qua câu tục ngữ trên
Qua đó,ta thấy được rằng đoàn kết vẫn mãi là đức tính tốt đẹp,là truyền thống quý
báu của dân tộc ta,đồng thời góp phần khẳng định câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hoàn toàn đúng đắn với thời điểm hiện tại và ngay cả tương lai. Bởi con người chúng ta
nếu sống biết đoàn kết,hỗ trợ và lan tỏa những điều tích cục cho nhau thì sẽ tạo nên
nguồn sức mạnh vô cùng lớn lao khiến nhân loại sẽ ngày càng văn minh,xã hội ngày càng
phát triển và đất nước sẽ phát triển thịnh vượng và giàu mạnh hơn. Đó là tư tưởng vô
cùng cao đẹp mà con người tạo nên.
CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP
Ai đó đã từng tâm niệm: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng
để thay đổi cả thế giới” và chính nó đã truyền đi rất nhiều niềm động lực,niềm tin để
chúng ta có thể cố gắng học hỏi mỗi ngày. Bởi thế,việc học tập không chỉ là nghĩa vụ của
mỗi người,mà còn đóng vai trò quan trọng để chúng ta trở thành công dân có ích cho xã
hội,cho sự phát triển cộng đồng. Nhưng hiện nay,một thành phần nhỏ giới trẻ lại chẳng
muốn học tập,lười nhát đổ lỗi cho mọi thứ. Và câu nói : “……..” đã thể hiện lại tư tưởng ấy
vô cùng sâu sắc, như lời răn đe của ông cha ta truyền lại để con người có thêm ý chí,cố
gắng trong việc học tập và xây dựng đất nước,nếu không học tập thù chúng ta là kẻ không
có ích cho xã hội.
Như con thác chảy rì rào,kiến thức cũng như dòng chảy chẳng có điểm dừng. Cả
kho tàng quý giá ấy chẳng phải là của loài người chúng ta sao? Như thế, qua câu nói
trên,nó đã hết sức đề cao giá trị của tri thức trong đời sống con người. Và qua câu nói trên,
khuyên nhủ ta phải biết trau dồi,học hỏi kiến thức,những điều mới lạ xung quanh từ thầy
cô,bạn bè hay thậm chí có thể từ tìm tòi để vốn tri thức ấy là của riêng chúng ta. Từ đó,
chúng ta hay sử dụng những kiến thức được học ấy áp dụng vào đời sống,công việc hằng
ngày,giúp cho mọi việc trở nên thuận lợi,dễ dàng hơn. Qua đó, ta thấy việc học tập vô
cùng quan trọng,cần thiết trong cuộc sống thời nay, nếu như không biết phấn đấu,học hỏi
nâng cao vốn kiến thức hằng ngày thì dù việc nhỏ nhất chắc chắn sẽ làm không xong. Như
thế,qua câu nói trên,ông cha ta đã khuyên răn chúng ta khi còn trẻ,còn được hưởng sự
tươi đẹp của tuổi trẻ nên biết học tập,tiếp thu kiến thức trau dồi bản thân để ta là công
dân có ích cho xã hội,cộng đồng.
Qua câu nói trên,như viên ngọc sáng rực giữa trời thu,học tập còn tỏa sáng,rực rỡ
hơn khi là bước đệm hoàn hảo đưa ta đến thành công. Năm tháng chậm rãi trôi , dòng
chảy lịch sử đã ghi danh những con người thành danh trong học tập. Tiêu biểu đó là tấm
gương sáng chủ tịch Hồ Chí Minh,xuất thân là cậu thiếu niên với đôi bàn tay trắng ra đi
tìm đường cứu nước từ bến nhà Rồng,giờ đây ông đã là vị lãnh tụ vĩ đại nhất trên những
dòng sử thi còn ướm máu. Nhưng vinh quang ấy chẳng phải bất ngờ xuất hiện,mà do tinh
thần ham học hỏi,Người đã học và sử dụng thuần thục các ngôn ngữ như:
Anh,Đức,Pháp,Ý… trên quê nhà lẫn đất khách. Bác còn đi vòng quanh Trái Đất tìm thêm
nhiều chính sách cải cách mới mang về nước ta,giao lưu với các nước khác nhau để mở
rộng ngoại giao giúp nhân dân ấm no,đất nước thống nhất 3 miền.Bởi thế, đâu phải tự
nhiên mà người xưa luôn kính trọng,biết ơn vị chủ tịch và còn khuyến khích con cháu đời
sau học tập và làm theo “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ngoài ra, chúng ta còn nên noi gương
theo nhà văn Macxim Gorki,ông đã từng trải qua thời thơ ấu đơn độc bươn chải của một
đứa trẻ mồ côi, không được đến trường lớp,nhưng nhờ sự nghị lực và tinh thần ham học
hỏi,ông đã ở lại đế chế Nga trong 5 năm,tự học tập và tìm kiếm “làn gió mới” thổi vào văn
chương để tích lũy kiến thức. Giờ đây, cậu bé mồ côi năm nào đã tỏa sáng với cương vị là
đại văn hào Nga,với vô vàn những tác phẩm để đời mang tính biểu tượng,bảo chứng cho
tên tuổi của mình. Nhưng ở khía cạnh khác, nếu Bác Hồ hay nhà văn Macxim Gorki chẳng
chịu cố gắng học tập,trau dồi bản thân ắt hẳn đất nước ta sẽ mất đi cơ hội giành độc
lập,nhân dân đói khổ,lầm than,không ai biết đến vị lãnh tụ họ Hồ và nền “nhân học” thế
giới còn mất đi những giá trị nhân văn của tình người,tình đời, cái tên “Macxim Gorki”
chỉ là thanh niên mồ côi đầu đường xó chợ. Như thế, khi chúng ta không chuyên tâm học
hành,tìm tòi những điều mới lạ xung quanh ắt cũng chẳng thể thành công,sẽ chỉ là “người
trong vạn người”,sống một cuộc đời của kẻ vô dụng,anh hưởng đến sự phát triển dài lâu
của đất nước. Nên từ bây giờ,khi còn là thế hệ “dẫn đường”,ta nên biết học tập những
điều hay,lẽ phải để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà
Và có lẽ,cuộc đời luôn ẩn sâu trong mình 2 mặt tiềm ẩn và việc học tập cũng thế.
Nếu như ra sức học tập,chúng ta sẽ đạt được những thành công,thực hiện đc ước
mơ,hoài bão. Nhưng nếu như chẳng biết cố gắng,học hỏi thì ta sẽ bị người đời chê
trách,biến thành kẻ mụ mị,gánh nặng gia đình và xã hội. Nhắc đến sự lười biếng,phá
phách ắt hẳn sẽ chẳng thể không nhớ đến cậu bé Ngổ. Sau khi trải qua biến cố mồ côi cha
mẹ,giờ đây chỉ còn bà bên Ngổ, nhưng thay vì học hành chăm chỉ,đỡ đần phụ bà,cậu lại
thường xuyên trốn học,phá làng phá xóm khắp nơi. Mặc cho những lời khuyên răn của
bà,Ngổ vẫn cứ thế lúng sâu vào những thứ vô bổ ấy. Từ đó, cậu thường bày ra những trò
nghịch ngợm trêu ghẹo mọi người và cậu chợt kêu gào: “ Cháy…Cháy”, người dân vội
mang thùng,mang xô nước đến dập lửa. Lúc ấy,thay vì chứng kiến cửa tan nhà nát,lửa to
khói lớn thì ngược lại họ lại thấy một cậu Ngổ đang cười toe toét,hả hê vì lừa được người
dân xung quanh. Nhưng chính sự không có giáo dục ấy,người ta lại nghe thấy âm thanh
cầu cứu thảm thiết “Cháy..Cháy” của Ngổ,họ chọn cách im lặng bởi sự phẫn nộ trong cách
đùa giỡn,trêu ngươi của cậu . Bất ngờ thay, nhà của Ngổ thực sự xảy ra cháy lớn, bà cậu
cũng do đấy mà ra đi,Ngổ với gương mặt xám xịt ngồi bên hiên nhà. Cứ thế mà chấm dứt
câu truyện đầy nỗi đâu,bi kịch ấy. Và những bi kịch ấy bắt nguồn từ đâu? Đó là do sự ngu
muội của Ngổ không chuyên tâm học hành,bỏ ngoài tai những lời khuyên đúng đắn của
thầy cô,bạn bè,gia đình mà trượt dài trên bước đường đầy đau thương,người thân duy
nhất cũng bị sự dại dột của cậu hại chết,người đời vẫn lấy câu chuyện của Ngổ ra để cười
chê,phê phán để con cháu chú ý hơn vào học hành. Như thế, ta thấy được rằng khi không
có học thức sớm muộn cũng bị xã hội đào thải bởi sự thiếu hiểu biết,ngu ngốc của chính
bản thân, từ đó lại bị người đời bình phẩm,xa lánh. Qua đó, chúng ta nên biết học tập,rèn
luyện để bản thân thêm tốt đẹp,là sự hãnh diện của gia đình,cộng đồng.
Như thế,bằng những hành động vô cùng thiết thực những tấm gương ấy đã khẳng
định cho chúng ta việc học là nghĩa vụ của mỗi người,là “thứ vũ khí” sắc bén để ta vươn
đến thành công,đam mê,giấc mơ của riêng mình. Và nếu như kiến thức vẫn còn tồn tại,
nhưng con người lại là “cỗ máy” biết nói,không thiện chí học hỏi,trau dồi bản thân chắc
chắn chúng ta sẽ trở nên mụ mị đi vào cung đường tội lỗi,không thể thực hiện hoài bão và
chỉ đứng sau thành công của người khác hay thậm chí còn cổ xúy cho những tư tưởng
độc hại,để lại hậu quả cho gia đình,xã hội. Dù là như vậy,nhưng vẫn còn thành phần nhỏ
lớp trẻ hiện nay lại vẫn không biết học hành tử tế,vẫn đổ lỗi do,hoàn cảnh,môi
trường,..,tham gia vào các tệ nạn xã hội để chối bỏ trách nghiệm của người học sinh. Hay
có những người đã đạt được thành công riêng cho bản thân và cứ mãi “dặm chân tại
chỗ”,không chịu phấn đấu học hỏi,rèn luyện,song lại bao biện,phủ nhận hành động
ấy,điều đó quả thực rất đáng báo động và cần được cảnh tỉnh. Thay vào đó,từ khi còn là
học sinh cắp sách đến trường và ngay cả bản thân tôi cũng phải cố gắng học hành,rèn
luyện kiến thức để đạt được kết quả tốt,thành công và thực hiện nghĩa vụ phát triển đất
nước của công dân chúng ta.
KẾT BÀI:….
CHỦ ĐỀ: CỐ GẮNG, Ý CHÍ
Nhã Tú đã từng chia sẻ : “Không có một thành công nào mà không phải nỗ lực cho
đến khi mệt mỏi, đừng trông chờ vào ăn may”. Quả đúng như thế, thành công luôn đi đôi
với sự cố gắng,biết học hỏi,trau dồi thì bản thân mới xứng đáng được hưởng vinh quang
của sự thành công. Và câu nói: “Thành công chỉ đến khi ta cố gắng” đã thể hiện lại tư
tưởng ấy vô cùng sâu sắc,cô động,nó như “chìa khóa vàng” hoàn hảo giúp tôi mở ra mọi
cánh cửa trong cuộc sống.
Như những hạt ngọc bị vùi trong cát,thì câu nói ấy tựa như những hạt ngọc ấy,vô
cùng giá trị và ý nghĩa nhưng mấy ai tìm hiểu sâu sắc về nó. Và con người sinh ra với sứ
mệnh học hỏi và khám phá về thế giới xung quanh và cũng như câu nói trên.Như thế,
chúng ta đều hiểu được rằng sự cố gắng là quá trình học hỏi,rèn luyện và nâng cao tầm
hiểu của bản thân để hoàn mục tiêu đặt ra. Trong cuộc sống,nó còn giúp ta nhẫn nại,kiên
trì và tự tin hơn trong nhiều hoàn cảnh khó khăn.Không những thế,trong câu nói trên,tôi
còn rất tâm đắc với cụm từ “Thành công” trong câu nói ấy.Có thể nói rằng thành công là
sự nỗ lực,trau dồi bản thân để hoàn thành mục đích tốt đẹp,có ích cho bản thân,cộng
đồng,không vay mượn ai,như thế mới được gọi là sự thành công. Và như thế, trên bước
đường tiến đến thành công chưa bao giờ là dễ dàng cả,cần lắm một sự cố gắng,nổ lực hết
mình mới là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Từ đó, cố gắng càng nhiều “thành
quả” nhận lại sẽ vô cùng vẻ vang và to lớn.
Vì thế,nên ở đâu có cố gắng,ở đó có thành công. Điển hình như họa sĩ tài ba
Leonado Davinci, ông là người họa sĩ có tư tưởng nghệ thuật đi trước thời đại,các tác
phẩm của ông không chỉ đẹp về mặt tranh ảnh mà còn giàu tính nhân văn,nghệ thuật cao.
Nhưng trước khi chạm đến những “quả ngọt” ấy,ông đã từng vẽ miệt mài những quả
trứng giống nhau,đó là phương pháp dạy học đặc biệt của thầy ông. Là một phương pháp
dạy có thể nói rằng vô cùng nhàm chán nhưng nhờ sự nổ lực,cố gắng không nản chí ấy
mà giờ đây dưới ngòi bút điêu luyện,mềm mại của ông đã tạo nên những “viên pha lê” cho
nền nghệ thuật : Nàng Mona lisa,bữa ăn tối cuối cùng,… mang tính biểu tượng,châm biếm
làm cho tên tuổi của ông thêm rạng danh. Cũng như hành động của họa sĩ thiên tài Leona
Davinci đã chứng minh,khi ông vượt qua những ngày gian nan,thử thách với “những quả
trứng” thì dưới bàn tay của ông giấy trắng cũng là tác phẩm,đó là thời khắc thiêng liêng
giao thoa con người và nghệ thuật.Và như thế,ta lại càng thấy rõ hơn rằng sự cố gắng,kiên
trì có thể giúp ta vượt qua khó khăn phía trước,mở ra cánh cửa rộng lớn hơn cho ta vươn
đến thành công.
Ngoài ra, sự cố gắng còn là quá trình phát triển bản thân. Là một cô hoa hậu Việt
Nam bình thường, nhưng giờ đây cô là đại diện đầu tiên của Việt Nam dành được danh
hiệu cao nhất tại“Miss grand international”-Nguyễn Thúc Thùy Tiên. Và tất cả những
thành công của cô cũng chẳng phải là “ phép màu” mà tất cả là do sự cố gắng,phấn đấu
học hỏi của bản thân. Cô đã phải trau dồi thêm tiếng Anh, học cả tiếng Thái và còn luyện
tập vất vả để có được thể hình cân đối để có được phần hùng biện song ngữ xuất sắc,là
chủ nhân chiếc vương miệng quý giá của cuộc thi. Những điều tuyệt vời ấy có lẽ chẳng ai
ngờ rằng cô gái mờ nhạt,tầm thường năm xưa có thể làm được,nên chúng ta đều phải cố
gắng trau dồi,học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân .Và cũng như sự kiên định
với quá trình học tập ấy “Hoa hậu hòa bình Việt Nam” đã lan tỏa rất nhiều động lực,năng
lượng cho thế hệ trẻ hiện nay để có thể cố gắng học hỏi và nâng cao tầm hiểu biết của bản
thân và phát triển đất nước thêm vững bền.
Hơn cả,sự cố gắng còn cho ta thêm ý chí,nghị lực trong cuộc sống. Tiêu biểu là thầy
Nguyễn Ngọc Ký-nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh
khó khăn của số phận.Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố
gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Với những nỗ lực
không ngừng của mình, ông trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt
Nam đầu tiên viết bằng chân” . Bởi ngay cả trong nghịch cảnh,chúng ta vẫn có thể lựa
chọn cố gắng “chiến đấu” ngoan cường với nó như thầy Nguyễn Ngọc Ký- Ngọn nến giữa
biển. Và không những thế,câu chuyện đặc biệt của thầy còn truyền đi động lực cho rất
những hoàn cảnh khó khăn khác,giúp họ có thêm ý chí,động lực cố gắng vươn lên trong
cuộc sống.
Và tất cả những tấm gương ấy,tựa những bông hoa ở những xa mạc hoang vu đều
thành công nhờ sự cố gắng,trau dồi bản thân để thành công trên con đường của
mình,xứng đáng để lớp trẻ ngày nay học tập và noi gương. Và có lẽ,cuộc sống mọi thứ đều
có 2 mặt của nó,nếu như ta không biết cố gắng thì bộ não của bạn chỉ để “trưng bày”, mất
đi tính kiên trì,nhẫn nại vốn có,cứ thế bạn mãi mãi đằng sau hào quang thành công của
người khác. Nhưng dù thế,trong xã hội có vô vàn những thành phần “bất hảo” luôn cố
chấp để đạt được điều mình mong muốn,bất chấp hậu quả cho bản thân và xã hội. Tất cả
mọi sự cố chấp đó đều gắn mác “lối đi riêng của người thành công” và làm thứ gì chúng ta
cũng nên có chừng mực,biết điểm dừng là trao thêm cơ hội cho tương lai thêm sáng ngời .
Nhưng lại có một bộ phận nhỏ thiếu niên ngày nay lại “dựa” vào cái “điểm dừng,chừng
mực” ấy mà bỏ cuộc sớm,làm công việc thêm dở dang,trì trệ hơn. Tựa như việc bạn không
làm được một bài văn,bạn dở văn, bạn sợ nước thì chẳng biết bơi?,…. Tất cả những điều
ấy,cốt lõi của nó vẫn là việc chúng ta không biết cố gắng học hỏi,hoàn thiện bản thân mà
đỗ lỗi cho hoàn cảnh,cuộc sống. Nên thế hệ trẻ ngày nay,những mầm non tương lai của
đất nước và cả tôi sẽ đều học tập tốt,rèn luyện đạo đức, trang bị cho mình tinh thần ham
học hỏi,quyết tâm để tự tin bước vào đời.
Cố gắng và không ngừng nỗ lực,học tập sẽ là “hành trang” quan trọng để làm bàn
đạp vững chắc cho chúng ta để tiến gần đến thành công. Đôi khi thành công cần những
vấp ngã nhưng nếu ta biết cố gắng vươn lên từ thất bại ấy thì luôn xứng đáng với vinh
quang của sự thành công. Bởi “Thành công chỉ đến khi ta cố gắng”,càng nỗ lực sự thành
công sẽ thêm vẻ vang,truyền đi cảm hứng cho mọi người cùng nhau xây dựng đất
nước,con người thêm giàu đẹp và văn minh hơn từng ngày. Đó cũng là một tư tưởng
sống vô cùng cao quý mà con người tạo nên
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN
MẪU 1:
Nhịp sống vội vã,con người chẳng có giây phút ngừng nghỉ nói đôi ba câu “cảm
ơn”,đền đáp công lao người giúp ta trong lúc khó khăn,nhưng chính những điều ấy đã
giết chết đi bản chất lương tri,sự hòa nhã của chúng ta. Nên giờ đây,ta hãy học cách biết
ơn,ghi nhớ công ơn,tri ân những con người bên ta lúc hoạn nạn,tạo nên thành quả để ta
thừa hưởng như ngày hôm nay và cũng phải đền đáp lại nghĩa cử ấy. Và qua câu tục ngữ:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Như lời nhắc nhở bậc con cháu sau này hãy nên biết trân quý những tài sản lao động mà
ông cha ta để lại,quý báu truyền thống văn hóa tốt đẹp mà tiếp nối mãi đời sau.
Như viên kim cương sáng giá,chẳng phải lúc nào nó cũng đẹp,quý báu xuyên suốt các
thời đại. Người ta cần những công nghệ kĩ thuật tiên tiến để xác định giá trị thực của nó.
Nhưng đi trái với quy luật tư nhiên, sự biết ơn vẫn mãi là thứ vật chất tinh thần tốt đẹp
cần được con người “mài giũa” và phát huy nó trong cuộc sống. Và qua câu tục ngữ trên,
giá trị của nó còn cao cả hơn khi khuyên chúng ta khi ăn một quả táo,quả cam,.. nên ghi
ơn,tỏ lòng trân trọng với những người đã ngày đêm chăm bón,gieo trồng để cho ra được
thứ quả ngọt liệm,tươi mát. Nhưng song song với đó, nó cũng âm thầm mà tinh tế thực
hiện sứ mệnh của văn học khi trao cho cuộc đời những thông điệp nhân văn nhất, đó là
răn đe,nhắc nhỡ con người chúng ta khi đang tận hưởng sự sung túc,đủ đầy cũng phải
nhớ đến những thế hệ ông cha đi trước đã cố gắng xây dưng và phát triển đất
nước,những người nông dân cực nhọc trồng nên những hạt lúa,… Và dù ở khía cạnh nào
đi nữa, câu tục ngữ trên cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tư tưởng và đền
ơn đáp nghĩa của con người.
Thời gian tàn nhẫn thoi đưa, nhịp sống bộn bề có chăng đã khiến con người ta quên
đi ý nghĩa sâu sắc của “lời cảm ơn”,quên mất giá trị tốt đẹp trong sự biết ơn. Nhưng qua
câu tục ngữ trên, khi ta biết ơn ắt sẽ thêm sẻ chia,yêu thương với những người xung
quanh. Biết rõ điều ấy,các trường học hiện nay vẫn duy trì phong trào “Em yêu chú bộ đội”
tốt đẹp,nhằm mục đích khuyến khích các học sinh tặng những tuýp kem đánh
răng,khăn,mì gói,… hay vẽ tranh,viết thư để tri ân,tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ đang bảo vệ
nền hòa bình,độc lập cho đất nước ta. Và cũng từ những hoạt động phong trào ấy, chúng
ta đã rèn luyện cho những mầm non tương lai biết nhớ ơn và cho các em học san sẻ yêu
thương hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến các cuộc vui chơi
ngoại khóa các trường học tổ chức để học sinh thăm thú,học hỏi nhiều nơi,điển hình là
các khu bảo tàng lịch sử của nước ta. Chính nó là nơi lưu giữ lại những dấu tích thời
đại,là chốn ẩn chứa biết bao giai thoại lịch sử hào hùng của chị Võ Thị Sáu,Hồng
Bàng,…,đó là lúc lớp trẻ thời nay cảm nhận sâu sắc được sự oai liệt của lịch sử Việt
Nam,rùng mình trước những hình phạt đáng sợ thế kỉ trước và cũng từ đó ươm lên trong
những tâm hồn non trẻ ấy hạt mầm của sự đồng cảm và cố gắng hơn trong việc học tập để
phát triển đất nước và đền ơn đáp nghĩa những anh hùng năm xưa đã giành lại hòa bình.
Qua đó,ta có thể thấy được rằng lòng biết ơn còn cao quý hơn khi giúp con người thêm sẻ
chia,yêu thương và len lỏi trong đó là sự cảm thông
Và tiếp nối truyền truyền thống tốt đẹp ấy,câu tục ngữ trên còn có ý nghĩa nhân văn
hơn đó là biết ơn còn là học cách tri ân,đền đáp công ơn với những người đã giúp đỡ,cưu
mang ta. Điều ấy được thể hiện rõ ràng qua ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng
3hằng năm ở nước ta,bởi dù đi ngược về xuôi,dù ở đâu trên mọi miền đất nước thì
những đứa con mang trong mình “dòng máu lạc hồng” vẫn tụ hợp đông đủ về đất nước
Việt Nam thân thương để ghi ơn công lao vua Hùng dựng nước. Người người,nhà nhà
đến các chùa chiền,tham gia các hoạt động,lễ hội tri ân.Như thế,tuy tất cả chúng ta đều
mang màu sắc riêng,lối sống riêng nhưng trái tim của công dân Việt Nam chắc chắc sẽ
luôn ghi nhớ sâu sắc công ơn lớn lao của những người đã cống hiến hết mình cho đất
nước,cũng là truyền thống cao đẹp của đất nước ta. Và hơn cả, vào ngày Thương binh liệt
sĩ (27/7), chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm kiếm những mộ anh hùng vô danh
về với người thân của họ,thăm hỏi,tặng quà cho các thương binh,mẹ Việt Nam anh hùng
vĩ đại.Không những thế. Hay ông Mạc Đĩnh Chi,sau khi đỗ trạng nguyên,ông đã xin nhà
vua 1 cái nồi vàng để đền ơn người hàng xóm năm xưa đã giúp mình trong lúc khó khăn.
Qua những điều ấy,chúng ta học được rằng biết ơn còn là học cách tri ân,đền đáp công
ơn với những người đã giúp đỡ,cưu mang ta.
Theo dòng chảy lịch sử,câu tục ngữ trên còn “sống” đến hiện nay bởi nó là hạt giống
của lòng biết ơn,ươm lên trong trái tim con người sự trân trọng những thành quả lao
động,giá trị tốt đẹp thế hệ trước để lại. Đó là khi các kiến trúc cổ kính hiện nay như : Nhà
tù Côn Đảo,dinh thự nhà họ Hứa,cung An Định,… vẫn tồn tại bền vững theo thời gian cho
đến hiện tại,. Và đối với nền kinh tế lên ngôi,phát triển như ngày hôm nay,con người ta
càng dễ bị mua chuộc bởi những thứ vật chất tầm thường,vươn đến những giá trị tức
thời mà quên mất những giá trị bền vững. Nhưng đất nước ta thay vì san bằng những
công trình ấy để xây nên những tòa cao óc,trung tâm thương mại mang đến lợi nhuận cao
thì nhờ chữ “Ơn” luôn đặt lên hàng đầu nên những công trình kiến trúc gắn liền với thời
đại lịch sử vẫn giữ nguyên hình hài và ý nghĩa lịch sử nhân văn,cao quý cho đến ngày nay.
Hơn cả, thời đại hiện nay,các nước đã hòa nhập tạo nên những nền văn hóa đa dạng.
Nhưng chúng ta không vì thế mà “Tây hóa” các tập tục truyền thống Việt Nam như: Tục
ăn trầu,lễ hội đền Hùng,Tết Trung Thu,….mà vẫn lưu truyền,tiếp diễn đến hiện nay.Bởi
khi đã ghi ơn một ai,một thứ gì ắt ta sẽ tự biết trân quý những giá trị,nét đẹp thuần túy
mà nó mang lại. Và qua tất cả ,ta càng hiểu được rằng biết ơn còn là sự trân quý công
lao,thành quả của thế hệ trước để lại.
Như thế, chúng ta cũng khẳng định được sự biết ơn luôn đóng vai trò quan trọng
trong suốt thời kì dựng và giữ nước của nhân dân ta. Nhưng nếu xét trên phương diện
khác,những kẻ “qua cầu rút ván”,vô ơn chắc chắn sẽ hứng chịu sự căm ghét,khinh thường
của mọi người, hơn cả dù ở đỉnh cao của sự thành công nhưng với sự vong ơn ấy chắc
chắn sẽ sớm bị xã hội đào thải bởi thói tự cao,trịch thượng của bản thân và khi gặp khó
khăn át sẽ khong ai đồng ý giúp một kẻ bội bạc. Nhận thấy được những điều ấy, thế hệ
nhỏ thanh niên ngày nay vẫn làm theo mà chẳng biết hối cãi. Điển hình là khi vào thời đại
kĩ thuật số ngày nay,con người càng sớm bị tha hóa bởi những mối quan hệ “ảo”,những
sự tiêu cực trên các trang mạng thông tin,từ đó có một thiếu niên cãi lời,đánh đập cha mẹ
vì những thứ vô bổ “ảo” kia. Còn cả trong môi trường giáo dục,sự biết ơn càng được đề
cao, lại có thành phần học sinh chỉ biết ăn chơi,không học bài,làm bài khiến thầy cô buồn
lòng. Và còn vô số những hành động tiêu cực khác lớp trẻ hiện nay làm cho xã hội ngày
càng biến chất. Như vậy,qua những điều trên,thay vì sống vong ơn bội nghĩa,thì chúng ta
nên biết ghi ơn,giúp đỡ lại những người đã từng giúp ta,tỏ thái độ biết ơn hay chỉ cần cái
cùi đầu “cảm ơn” thì xã hội ngày càng văn minh và tươi đẹp hơn.
MẪU 2:
Ai đó đã nói: “ Cuộc đời con người chỉ tươi đẹp khi biết nói lời cảm ơn và biết ơn
người khác”. Đúng thật là thế! Trong Cuộc sống chúng ta,đức tính biết ơn vẫn luôn cao
quý,đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tư tưởng xã hội. Song bên
cạnh đó, lòng biết ơn cũng đồng hành cùng nhân dân ta suốt từ thời Vua Hùng đến nay,là
phẩm giá quý báu ông cha ta đã truyền lại cho đời con cháu để phát huy truyền thống ấy
thêm vẻ vang
Giải thích……
Trải qua biết bao thăng trầm thời đại,lòng biết ơn vẫn luôn là đức tính quý báu giúp
ta nhớ về cội nguồn. Tiêu biểu là mùng 10/3 hằng năm ở nước ta, dù đi ngược về xuôi,dù
giàu sang hay nghèo khó thì những đứa con mang trong mình “dòng máu lạc hồng” vẫn tụ
hợp đông đủ về đất nước Việt Nam thân thương để ghi ơn công lao vua Hùng dựng nước.
Đó là khoảnh khắc thiêng liêng khi nhân dân ta hòa chung lý tưởng,hướng tâm về quê
hương,nguồn cội,người thì đến các chùa chiền dân hương,cúng bái linh điình,tham gia
các hoạt động,lễ hội tri ân. Kẻ thì không phô trương,chỉ ăn chay và cúng kiến đơn sơ
nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cứ hễ đến lễ giỗ tổ Hùng Vương người dân ta từ những
thập kỉ trước đã luôn ghi nhớ công ơn cao cả ấy của ông,nhớ về quê nhà mến thương.
Nhưng Không chỉ thế,tấm gương ông Mạc Đĩnh Chi tuy sinh ra trong cảnh nghèo túng,mồ
côi cha mẹ nhưng ông vẫn cố gắng học hành,sau lại đỗ Trạng Nguyên. Ông đã xin nhà vua
cho một chiếc nồi vằng để tỏ lòng biết ơn người hàng xóm năm xưa đã từng giúp đỡ mình.
Hơn cả, câu tục ngữ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy,Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
đã được ra đời để người xưa tỏ lòng biết ơn,cảm kích những người nông dân đã vất vả
ngày đêm mới có được những bát cơm đầy,những hạt gạo dẻo thơm cho bá tánh thưởng
thức. Như vậy,qua những điều trên,chúng ta có thể khẳng định được rằng biết ơn đã giúp
con người nhớ về cội nguồn,công lao to lớn của những người giúp đỡ để ta có được vinh
quang như hôm nay.
Như chiếc lá sống chẳng thể thiếu cây, như con người chẳng thể tồn tại nếu thiếu đi
tình yêu. Và lòng biết ơn cũng thế, nó đã sống và gắn bó với nhân dân ta hơn hàng chục
thập kỉ, đã giúp thế hệ mầm non ngày nay biết ơn,hiếu thảo,đền đáp công ơn sinh thành
và dưỡng dục,dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô. Và với thời đại công nghệ thông tin phát
triển,con người khi nào đánh mất “gia đình” nhỏ của mình,quên đi đạo làm con pahir
chăm lo cho cha mẹ,ông bà. Nhưng hiếm hoi trong hàng nghìn con người tha hóa ngoài
kia,vẫn còn cô Trần Thúy Diễm luôn làm tròn bổn phận người con hiếu thảo. Xuất điểm là
khi mẹ cô gặp phải căn bệnh quái ác-Tai biến,đến cả đôi mắt cũng mất đi ánh sáng. Với
trách nhiệm của người con và sứ mệnh báo đáp công sinh,công dưỡng của mình, cô đã
chật vật bao năm để có thể lo cho chồng con,công việc bộn bề,vừa phải làm “đôi mắt”,”bàn
tay” và “đôi chân” cho mẹ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cũng chẳng thể tránh khỏi
những lời dèm pha,đàm tiếu khi không thực hiện trọn vẹn bổn phận của dâu con,người
mẹ trong gia đình. Nhưng “Mẹ chỉ có một trên đời” đã làm cô thêm quyết tâm chăm sóc,lo
toan hai bên gia đình cho đến hiện nay. Ngoài ra, còn vào ngày 20/11- Ngày nhà giáo Việt
Nam, dù đã là truyền thống lâu đời của nước ta nhưng hằng năm người ta vẫn cứ thế ghi
nhận những đóa hoa,tấm thiệp và còn là những món quà độc lạ mà các cô cậu học trò tô
điểm cho ngành giáo dục nói chung,thầy cô nói riêng. Đó là lời tri ân nhẹ nhàng dù chẳng
được hoa mĩ nhưng lại đầy chân thành của các bạn học sinh,tất cả đều là sự kính
trọng,biết ơn của chúng ta dành cho bậc “trồng người”. Như thế,ta cũng biết rằng sự
thành kính,ghi ơn có thể thực hiện qua những hành động nhỏ bé với những người thân
yêu như cha mẹ,thầy cô bên cạnh đã luôn giúp đỡ,dìu dắt ta chạm đến thành công trong
tương lai.
Theo dòng chảy lịch sử, biết ơn là hạt giống của lòng biết ơn,ươm lên trong trái tim
lớp trẻ hiện nay không chỉ là lời nói,suy nghĩ mà còn là hành động sự trân trọng những
thành quả lao động,giá trị tốt đẹp thế hệ trước để lại. Đó là khi các kiến trúc cổ kính hiện
nay như : Nhà tù Côn Đảo,dinh thự nhà họ Hứa,cung An Định,… vẫn tồn tại bền vững
theo thời gian cho đến hiện tại. Và đối với nền kinh tế lên ngôi,phát triển như ngày hôm
nay,con người ta càng dễ bị mua chuộc bởi những thứ vật chất tầm thường,vươn đến
những giá trị tức thời mà quên mất những giá trị bền vững. Nhưng đất nước ta thay vì
san bằng những công trình ấy để xây nên những tòa cao óc,trung tâm thương mại mang
đến lợi nhuận cao thì nhờ chữ “Ơn” luôn đặt lên hàng đầu nên những công trình kiến
trúc gắn liền với thời đại lịch sử vẫn giữ nguyên hình hài và ý nghĩa lịch sử nhân văn,cao
quý cho đến ngày nay. Hơn cả, thời đại hiện nay,các nước đã hòa nhập tạo nên những nền
văn hóa đa dạng. Nhưng thế hệ nay không vì thế mà “Tây hóa” các tập tục truyền thống
Việt Nam như: Tục ăn trầu,lễ hội đền Hùng,Tết Trung Thu,….mà vẫn lưu truyền,tiếp diễn
đến hiện nay.Bởi khi đã ghi ơn một ai,một thứ gì ắt ta sẽ tự biết trân quý những giá trị,nét
đẹp thuần túy mà nó mang lại. Và qua tất cả ,ta càng hiểu được rằng biết ơn còn được
người trẻ thời nay thể hiện sâu sắc qua việc trân quý công lao,thành quả của thế hệ trước
để lại.
KẾT BÀI…….

Calculate the price
Make an order in advance and get the best price
Pages (550 words)
$0.00
*Price with a welcome 15% discount applied.
Pro tip: If you want to save more money and pay the lowest price, you need to set a more extended deadline.
We know how difficult it is to be a student these days. That's why our prices are one of the most affordable on the market, and there are no hidden fees.

Instead, we offer bonuses, discounts, and free services to make your experience outstanding.
How it works
Receive a 100% original paper that will pass Turnitin from a top essay writing service
step 1
Upload your instructions
Fill out the order form and provide paper details. You can even attach screenshots or add additional instructions later. If something is not clear or missing, the writer will contact you for clarification.
Pro service tips
How to get the most out of your experience with StudyAcademia.com
One writer throughout the entire course
If you like the writer, you can hire them again. Just copy & paste their ID on the order form ("Preferred Writer's ID" field). This way, your vocabulary will be uniform, and the writer will be aware of your needs.
The same paper from different writers
You can order essay or any other work from two different writers to choose the best one or give another version to a friend. This can be done through the add-on "Same paper from another writer."
Copy of sources used by the writer
Our college essay writers work with ScienceDirect and other databases. They can send you articles or materials used in PDF or through screenshots. Just tick the "Copy of sources" field on the order form.
Testimonials
See why 20k+ students have chosen us as their sole writing assistance provider
Check out the latest reviews and opinions submitted by real customers worldwide and make an informed decision.
11,595
Customer reviews in total
96%
Current satisfaction rate
3 pages
Average paper length
37%
Customers referred by a friend
OUR GIFT TO YOU
15% OFF your first order
Use a coupon FIRST15 and enjoy expert help with any task at the most affordable price.
Claim my 15% OFF Order in Chat